Tiểu sử nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận sinh ngày 24.07.1921 mất ngày 21.2.1981 tại Hà nội. Quê quán: khu Hải Châu, TP Đà Nẵng, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1957
Lưu Quang Thuận sinh ra và sống suốt thời thơ ấu tại TP. Đà Nẵng. Ông học giỏi từ nhỏ, năm cuối tiểu học đã đoạt giải nhất Pháp văn của các tỉnh Trung Kỳ. Từ năm 1937 ông sống Ở Sài Gòn. vừa đi học vừa đi làm và. bắt đầu có thơ đăng báo. Năm 1943, ông ra Hà Nội, viết báo, làm thơ, dựng kịch, tham gia đoàn kịch Anh Vũ do Thế Lữ chủ trì. Năm 1946, sáng lập tạp chí Sân khấu, và NXB Hoa Lư. Tham gia kháng chiến chống Pháp tại Việt Bắc, là Giám đốc Việt Nam ấn thư cục. 1948, gia nhập quân đội và hoạt động trong đoàn kịch Chiến thắng. Từ 1955 – 1965 lần lượt công tác tại Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, NXB Văn học, báo Văn nghệ. Từ 1965-1981 công tác tại Nhà hát chèo (Bộ Văn hóa – Thông tin).
Tác phẩm của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận
Tác phẩm đã xuất bản : Chu Du đại chiếu Uất Trì (kịch – 1941), Yêu Ly (kịch thơ – 1942), Lê Lai đổi áo (kịch thơ – 1943), Kiểu Công Tiễn (kịch thơ – ‘1945), Nữ hoàng Ba Tư (kịch thơ – 1945), Người Hoa Lư (kịch thơ – 1945), Quán Thăng Long (kịch nói – 1945), Có Giang (kịch – 1946), Hoàng Hoa Thám (kịch – 1947), Tấm Cám (chèo – 1958), Mối tình Điện Biên (chèo – 1959), Mừng em (chèo – 1966), Hạt muối trăm năm (kịch thơ – 1980), Nàng Si Ta (chèo – 1981, viết chung), Tóc thơm (thơ – 1942), Việt Nam yêu dấu (thơ – 1943), Lời thân ái (thơ – 1950), Mừng đất nước (thơ – 1960), Cám ơn thời gian (thơ – 1982), Lưu Quang Thuận – Thơ và sân khẩu (1998). Lưu Quang Thuận bắt đầu cuộc đời sáng tác văn học nghệ thuật với truyện ngắn Đồng hào ván mới đăng trên tuần báo Cứu Ấm năm 1934. Vở kịch đầu tay Chu Du đại chiến Uất Trì được công điển tại Đà Nẵng năm 1942. Từ đó, các vở kịch của ông liên tiếp ra đời, chủ yếu là kịch thơ vẻ để tài lịch sử. Tiêu biểu là những vỡ như Yêu Ly, Lê Lai đổi áo, Lữ Gia, Nữ hoàng Ba Tư, Người Hoa Lư. Hầu hết các vở kịch của Lưu Quang Thuận đã được các Ban kịch công diễn ở Đà Nẵng, Huế, Hà Nội. Một số vở được in trên báo Tri Tân. Kịch của Lưu Quang Thuận thường đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi và làm nổi bật vai trò của quần chúng trong lịch sử giữ nước của dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp, song song với việc viết kịch và diễn kịch, Lưu Quang Thuận sáng tác nhiều thơ, viết và biểu diễn độc tấu. Một số bài thơ viết trong thời kỳ này như : Qùa kháng chiến Ngày tết quân dân, Nhớ một ngày thiếu muối… đã ghi lại được dấu ấn của một thời oanh liệt và gian khổ của đất nước. Thời kỳ sau này, thơ Lưu Quang Thuận vẫn gắn bó với mạch sống chung của cả dân tộc nhưng đồng thời cũng viết được khá đậm về cuộc đời mình trong mảng thơ riêng (Nhìn nhau, Tự trào, Chuyện đời tôi, Nhớ em từ quê hương, Em về trước…). Thơ ông giản dị mà đằm thắm, là những rung động da diết của một tâm hồn chân thành, đôn hậu với con người và đất nước mà ông suốt đời gắn bó.
Trước Cách mạng tháng Tám, thành quả sáng tác của Lưu Quang Thuận bộc lộ nhiều ở kịch thơ. Từ sau năm 1954, ông là một tác giả chèo được ghi nhận và đánh giá cao. Sau vở chèo cải biên Chị Tấm anh Điền là một thể nghiệm không thành công, tác giả đã chọn cho mình một cách thể hiện khác. Ông sáng tác một số vở chèo dài ngắn khác nhau, nhưng thành công và có sức đọng hơn cả là Tấm Cám và Mối tình Điện Biên. Hai vở đó được đánh giá là “hai viên ngọc quý của sân khấu chèo”.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác