Tiểu sử nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh sinh ngày 20.07.1934, bút danh là Vũ Ngàn Chi. Quê gốc: thị xã Hà Tĩnh. Năm 13 tuổi, Phạm Ngọc Cảnh đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Vệ quốc quân làm liên lạc viên, tham gia vào đội tuyên truyền văn nghệ của Trung đoàn 103 Hà Tĩnh. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là diễn viên ở Đoàn văn công quân khu Trị Thiên, rồi ở Đoàn kịch Tổng cục chính trị. Từ năm 1971, ông về làm biên tập ở tạp chí Văn nghệ quân đội. Ngoài làm thơ, ông còn viết kịch phim, đọc lời bình, dẫn các chương trình thơ trên sóng phát thanh, truyền hình và đóng một số vai trong phim.
Tác phẩm nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh
Tác phẩm đã xuất bản : Gió vào (rận báo (thơ, in chung – 1967), Đêm Quảng -Trị (thơ – 1972), Ngọn lửa dòng sông (thơ – 1976), Một tiếng Xaummmakhi (thơ, in chung – 1981), Lối vào phía Bắc (thơ – 1982), Trăng sau rằm (thơ – 1986), Đấthai vàng (thơ – 1986), Miền hương lặng (thơ – 1992), Nhật lá (thơ – 1995).
Những bài thơ đầu tiên của Phạm Ngọc Cảnh ra đời khí ông là một diễn viên tên tuổi của Đoàn kịch nói Tổng cục chính trị. Một thời gian khá dài, ông vừa diễn kịch vừa làm thơ. Chi đến năm 1971, từ chiến trường miền Nam ra Bắc, ông mới chuyển hẳn về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập, để có điều kiện chuyên hơn với công việc sáng tác. Gần 40 năm, kể từ khi bài thơ đâu tay ra đời, chặng đường thơ của Phạm Ngọc Cảnh là một dòng chảy liên tục không đứt đoạn. Cho đến nay, ông đã có gần một chục tập thơ được xuất bản. Ông là một cây bút say mê và chuyên tâm với công việc sáng tác thơ. Nói đến thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhiều người hay nhắc đến bài Sư đoàn. Coi đó như một cái mốc trên chặng đầu tiên của thơ ông. Bài thơ giàu cảm xúc, đầy ắp những chỉ tiết sinh động đã để lại một dấu ấn thật tươi mới trong phong trào thơ lúc đó. Giai đoạn sau này, kể từ tập Trăng sưu rằm (1985) trở đi, thơ Phạm Ngọc Cảnh bắt đầu đi vào chiều sâu, nhiều rung cảm và nhuần nhị hơn. Dễ nhận thấy ông là người chịu khó tìm tòi, luôn luôn cố gắng đổi mới giọng điệu (mặc dù sự kiếm tìm đó không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả). Phạm Ngọc Cảnh đã có những bài thơ thành công, đạt tới độ hài hòa giữa nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện. Trăng lên, Lý ngựa ô ở hai vùng đất… là những bài thơ in đậm dấu ấn Phạm Ngọc Cảnh : ào ạt, dữ dội mà trữ tình,sâu lắng, giàu nhạc điệu. Cũng như phần lớn những nhà thơ quân đội, Phạm Ngọc Cảnh viết nhiều về anh bộ đội. Hình ảnh người lính trở đi trở lại trong thơ ông “như món nợ muôn đời không trả hết”. Họ được mô tả dưới nhiều góc độ khác nhau : khi chiến trận, lúc đời thường, khi dũng cảm hy sinh, lúc mộng mơ say đắm. Ở những tập thơ mới xuất bản gần đây như Miền hương lặng (1992) và Nhật lá (1995) đã thấy có sự đa dạng hơn, mở ra được nhiều hướng của đời sống. Thơ ông tăng chất suy nghĩ và giàu liên tưởng. Nhược điểm lớn nhất của thơ Phạm Ngọc Cảnh là khuynh hướng khoa trương, ồn ào, đôi khi quá coi trọng sự “tìm tòi” nên ông đã đi vào xu hướng cầu kỳ, bí hiểm không cần thiết. Nếu biết hạn chế những nhược điểm đó, thơ Phạm Ngọc Cảnh sẽ có sức nhuần thấm và lắng đọng hơn nơi người đọc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác.