Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu nhà thơ, thiển tăng Ngô Chân Lưu

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Tiểu sử nhà thơ, thiển tăng Ngô Chân Lưu

(933 -1011) .

Nhà thơ, thiển tăng Ngô Chân Lưu (Chân Lưu là pháp hiệu). Quê gốc : hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, nay thuộc Thanh Hóa. Khi nhỏ, ông theo học Nho, sau xuất gia theo học sư Vân Phong, tổ thứ ba của thiền phái Vô Ngôn Thông. Năm Ngô Chân Lưu 40 tuổi, ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Tăng thống và ban cho hiệu là Khuông Việt đại sư. Đến đời vua Lê Đại Hành, Ngô Chân Lưu được mời tham dự vào công việc triều đình. Năm 987 (Định Hợi), ông được cử ra giao tiếp với sứ thần nhà Tống là Lý Giác.

Tác phẩm của nhà thơ, thiển tăng Ngô Chân Lưu

Tác phẩm của Ngô Chân Lưu có bài từ Vương lang quy Trong Đại việt sử ký toàn thư có ghi sự việc Đỗ Pháp Thuận đón tiếp sứ thần Lý Giác và giai thoại hai người xướng họa: thơ thành bài “Nga nga lưỡng nga nga”… Khi về tới nhà nghỉ của sứ thần, Lý Giác đã viết tầng Đô Pháp Thuận một bài thơ. Đỗ Pháp Thuận dâng bài thơ của Lý Giác tặng để Lê Đại Hành đọc. Lê Đại Hành khen ý thơ hay và khi Lý Giác về nước, nhà vua sai Ngô Chân Lưu làm bài từ để hát tiễn chân, đó là bài Vương lang quy (Chàng Vương trở về).

Từ là một thể văn có vần điệu của Trung Quốc, do thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn và ca dao dân gian phát triển : thành. Hình thức văn học này ra đời và hưng khởi ở thời Tùy (581 – 618), Đường (618 – 907), phồn thịnh ở thời, Tống (Bắc Tống 960 – 1127, Nam Tống (1127 – 1279). Vốn là một thể thơ phối với nhạc để hát, nên câu trong bài từ dài, ngắn khác nhau, tùy theo điệu ca mà cải biến, vì vậy từ còn được gọi là trường đoản cú., Vào thời Tống, từ là một dòng chủ đạo trong văn học, tác giả, tác phẩm nhiều “như rừng”. Trong Toàn Tống từ có mặt hơn 300 nhà viết từ, với 20.000 bài từ. Những nhà viết từ khúc nổi tiếng nhất thời Tống là Liêu Vĩnh, Tô Thức, Lý Thanh Chiếu.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hương Miết Hành

Trong từ có nhiều điệu khác nhau, như Tấm viên xuân, Giang thành từ, Thủy điệu ca đầu, Niệm nô kiều… Bài Vương lang quy của Ngô Chân Lưu thuộc từ điệu Nguyễn Lang quy, tức là dùng sự tích Lưu – Nguyễn đặt tên cho điệu từ. Trong lịch sử văn học cổ Việt Nam, Ving lang qúy của Ngô Chân Lưu là bài từ cổ nhất hiện còn và cũng là một từ điệu duy nhất được biết qua 5 – 6 TK văn học.

Nếu ai đã đọc một số từ điệu thời Đường, Tống rồi đọc bài từ của Ngô Chân Lưu, hẳn sẽ phải ngạc nhiên, thán phục trước nghệ thuật viết từ hết sức nhuần nhuyễn của ông. Ngoài lời điệu tao nhã, sang trọng, ý tứ hàm súc, từ điệu của Ngô Chân Lưu còn biểu hiện một sức diễn tả tình cảm trữ tình đổi dào không thua kém gì từ phong Đường, Tống.

Trong di sản văn chương cổ Việt Nam, bộ phận thơ ngoại giao chiếm một khối lượng tác giả, tác phẩm và một vị trí khá lớn, trong đó có nhiều thơ xướng họa, tiễn, tặng nhau giữa các quan lại sĩ phu nước ta với sứ thần Trung Quốc, cũng như giữa quan lại sĩ phu Trung Quốc với sứ thần Việt Nam từ TK X đến TK XIX.

Bài từ Vương lang quy của Ngô Chân Lưu là một tác phẩm mở đầu cho thơ văn ngoại giao Việt Nam, được người đời sau đánh giá cao. Phan Huy Chú cho rằng Vương lang quy là một khúc hát hay, đủ phô nước ta có người tài, làm cho quốc thể được tôn trọng, người phương Bắc phải kính nể” (Lịch triểu hiến chương loại chí). Còn Lê Quý Đôn thì viết : “Khi sứ thần nhà Tống sang nước ta, nhà vua (Lê Đại Hành) sai pháp sư tên là Thuận đi đón và sai Ngô Chân Lưu đặt từ khúc để tiễn chân… Văn từ của Chân Lưu vang tiếng một thời” (Trích trong Kiến văn tiểu lục).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trọng Oánh

Trong bài từ của Ngô Chân Lưu có câu “Nguyện đem ý sâu xa vì việc biên cương, tâu rõ ràng với hoàng đế ta”. Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc thì vào đầu đời Tống, kể từ Tống Thái Tông (976 – 997), phía nhà Tống mấy lần sai sứ sang Việt Nam bàn nghị việc hoạch định biên giới. Sứ thần Lý Giác “một thân hai lượt sứ Giao Châu” để làm gì, sử sách ta không nói, song căn cứ vào hai câu dẫn trên trong bài Vương lung quy, chúng ta biết chắc chắn Lý Giác hai lần đi sứ tới Việt Nam là để nghị bàn việc hoạch định biên giới. Vương lang quy không chỉ là một bài từ cổ nhất, mà còn là một văn bản sớm nhất đã ghi lại dữ kiện nói về việc biên giới Việt – Trung. Vì vậy, bài từ Vương lang quy của Ngô Chân Lưu là một tác phẩm có giá trị đặc biệt trong  lịch sử văn học dân tộc.

 

Scroll to Top