TỐ HỮU - “ÔNG HOÀNG” CỦA THƠ TÌNH YÊU LÃNG MẠN CÁCH MẠNG - Báo Nhân Dân

Giới thiệu nhà thơ Thôi Hữu

Nhà thơ, nhà báo Thôi Hữu - người cán bộ xuất sắc của Đảng bộ Hà Nội

Tiểu sử nhà thơ Thôi Hữu

Nhà thơ Thôi Hữu tên thật là Nguyễn Đức Giới, khi hoạt động cách mạng còn có tên là Trần Văn Tấn. Bút danh khác: Tân Sắc. Quê gốc: huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ, học tại Thanh Hóa, sau vào học trường Kỹ nghệ thực hành ở Huế. Là người sớm giác ngộ lý tưởng, Thôi Hữu bỏ học, đi làm thợ điện và tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1940 trong tổ chức Đoàn thanh niên dân chủ. Năm 1943, ông gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1944, ông chuyển ra Hà Nội hoạt động và bị địch bắt giam trong Hỏa Lò. Cuối năm 1944 ông vượt ngục, sau đó vừa tham gia hoạt động bí mật vừa viết báo (Báo Hồn nước của Đoàn thanh niên cứu quốc). Sau Cách mạng tháng Tám, ông công tác ở báo Šự thật, cơ quan ngôn luận của Đảng. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia phụ trách tờ T/n đó của Liên khu I. Ông cũng là một trong những người thành lập tờ báo Vệ quốc quản, tờ  báo của quân đội nhân dân Việt Nam. Thôi Hữu hy sinh trên đường đi công tác ngày l6 tháng 12 năm 1950 trong một vụ oanh tạc của máy bay Pháp.

Tác phẩm của nhà thơ Thôi Hữu

Tác phẩm chính – Văn xuôi : Đi vào  sau địch (phóng sự – 1048), Tù bình đường số 4 (bút ký – 1950). Thơ : Lên Cấm Sơn, Đi tuần, Sau lấy tre xanh, Lời cô lái đò, Tam Đảo phá hoại, Xe trâu…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Nhân Khanh

Thôi Hữu có thơ đăng trên báo Bựu đường từ những năm 1939. Tuy nhiên, ông viết không nhiều, cho đến tận cuối đời chỉ để lại một số bài ký và thơ. Thơ Thôi Hữu trước Cách mạng tháng Tám với bút danh Tân Sắc thể hiện một tình cảm sôi nổi, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng chứa chất tâm trạng băn khoăn trăn trở, bế tắc.

Thôi Hữu gắn bó với cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đi sâu và bám sát vào hiện thực cuộc sống của những con người kháng chiến (chủ yếu là anh bộ đội cụ Hồ) để phản ánh và ca ngợi. Dù là văn xuôi hay thơ, hiện thực được mô tả, phản ánh trong tác phẩm của Thôi Hữu cũng rất sinh động, phong phú. Các tác phẩm Tà binh đường số 4, Đi vào sau lưng địch hay các bài thơ tả cảnh  (ẩn, cảnh hành quân gian khổ của bộ đội (Xe trâu – 1949) hoặc viết về tình quân dân gắn bó keo sơn (Lời cô lái đò) và nhịp sống thi đua kháng chiến sôi nổi khẩn trương trong bài Sau lũy tre xanh… đã kịp thời biểu dương tỉnh thần ý chí và những phẩm chất cao đẹp của quân dân ta. Trong tất cả các tác phẩm Thôi Hữu để lại, bài Lên Cấm Sơn thành công hơn cả. Bài thơ viết về cuộc đời gian khổ, đầy thiếu thốn và mất mát hy sinh, nhưng cũng hết sức lạc quan, yêu đời của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Những con người “đem thân xơ xác giữ sơn hà”, bảo vệ cuộc sống bình yên cho làng bản, quê hương. Tác giả đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm trân trọng và yêu quý của mình đối với anh bộ đội cụ Hồ. Về phương diện nghệ thuật, cũng như một số bài thơ viết cùng thời điểm này (từ 1947 – 1949) như Nhớ máu, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Đèo Cả, Hoa lúa của Hữu Loan, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, Quảng Ngãi của Tế Hanh v.v… bài Lên Cấm Sơn được viết theo thể tự do như một sự thể nghiệm táo bạo từ giọng điệu, hình ảnh đến cách gieo vần, ngắt nhịp… Thôi Hữu sáng tác không nhiều, và không phải bài nào của ông cũng gây được tiếng vang trong đời sống văn học. Nhưng chỉ một bài như : bài Lên Cấm Sơn của ông cũng đủ cho các thế hệ độc giả nhớ mãi tên tuổi của ông. Đây cũng là trường hợp của Hồng Nguyên với bài Nhớ, Hoàng Lộc với Viếng bạn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng - Bùi Đình Dậu

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top