Open Paper Notebook For Writing Notes, Pen On Office Desk. Paper.. Stock  Photo, Picture And Royalty Free Image. Image 85338012.

Giới thiệu nhà thơ Trần Huyền Trân

Open Paper Notebook For Writing Notes, Pen On Office Desk. Paper.. Stock Photo, Picture And Royalty Free Image. Image 85338012.

Tiểu sử nhà thơ Trần Huyền Trân

Nhà thơ Trần Huyền Trân, sinh ngày 13.9.1913, mất ngày 24.4.1989, tên thật là Trần Kim. Bút danh khách: Cô Văn Anh, Lê Dân, Đó Quyên. Quê gốc : Hà Nội. Mồ côi cha từ khi lên 7, học đến đệ nhị trung học thì ông phải bỏ để đi làm kiếm sống. Tuổi thanh niên của Trần Huyền Trân đã trải qua những năm tháng vất vả để kiếm sống, để nuôi em (làm gia sư, dạy học từ, thợ nguội…). Trần Huyền Trần bắt đầu làm báo, viết văn từ năm 1933. Ông hoạt động trong Ban kịch Hà Nội những năm 1933 – 1939. Năm 1942, ông tham gia hoạt động Việt Minh bí mật. Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, sáng tác thơ ca tuyên truyền vận động cách mạng, lập Đoàn kịch Tháng Tám, viết và diễn các vở kịch yêu nước. Từ sau 1945, Trần Huyền Trân ít làm thơ, viết truyện mà chủ yếu hoạt động ở ngành sân khấu.

Tác phẩm của nhà thơ Trần Huyền Trân

Tác phẩm chính : Trần Huyền Trân sáng tác cả thơ, truyện. Ông có mặt ngay từ buổi đầu ra đời của phong trào Thơ mới và đăng thơ tên nhiều tờ báo đương thời. Bên cạnh thơ, ông có hai truyện dài dựa theo cốt truyện cổ Trung Quốc : Tớ lòng người kỹ nữ, Người ngàn thu cũ, 2 tập truyện ngắn Chim trong lông, Lẽ sống và cuốn tiểu thuyết Sau ánh sáng (xuất bản 194l). Sau 1945, ông đã sáng tác những vở kịch thơ như Lén đường, Hoàng Văn Thụ, kịch bản chèo Tú Uyên – Giáng Kiều, Có Thúy và tham gia chính lý, cải biên nhiều vở chèo cổ. Bên cạnh sáng tác, ông còn làm công việc chỉ đạo nghệ thuật, dàn dựng và biểu diễn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Quốc Trân

Trần Huyền Trân được chú ý đến bởi thơ nhiều hơn dù ông có viết nhiều truyện dài, truyện ngắn. Tiếng thơ Trần Huyền Trân hiền lành, đượm buồn và nhiều khi ngậm ngùi chua chát. Nó mang tâm sự u uất của một con người sớm gặp phải những vất vả, éo le, sớm phải đương đầu với cuộc đời bất công, ô trọc. Trong bất bình, ngậm ngùi đau thương, điều đáng quý là con người ấy vẫn muốn hướng tới hành động tích cực, vẫn nuôi khát vọng lên đường vì nghĩa lớn. Trần Huyền Trân có những vần thơ tha thiết khi nói đến đất nước lầm than, khi bộc lộ nguyện ước kín đáo về cách mạng (bài Độc hành cơ). Ông tỏ ra giàu xúc cảm khi viết về cuộc đời héo lụi và cái chết trong nghèo khổ của thi sĩ tài danh Tản Đà (Khu đã về chiêu, Khóc Tản Đà), khi nói về tình cảm mẫu tử (Lòng chiến sĩ). Giọng điệu thơ ngậm ngùi nhè nhẹ pha chút ngang tàng của Trần Huyền Trân về sau được thể hiện khá rõ trong Hải Phòng 19.11. 1946 – bài thơ dài phản ánh không khí Hải Phòng những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây cũng là tác phẩm thơ tiêu biểu của ông.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top