The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà thơ Trần Lê Văn

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà thơ Trần Lê Văn

Nhà thơ Trần Lê Văn, sinh ngày 21.10.1923, tên thật là Trần Văn Lễ, bút danh là Tú Trần. Quê gốc: làng Vị Xuyên, Tp Nam Định. Năm 1940 – 1945 dạy  học ở Hưng Yên, Sơn La. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm ủy viên giáo dục tỉnh Sơn La, rồi về Nam Định làm Trưởng ban Thông tin tuyên truyền và tham gia thành lập Hội văn hóa cứu quốc ở Nam Định. Kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Liên khu II. Sau ngày hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954), ông lần lượt làm biên tập ở NXB Hội nhà văn, báo Văn nghệ. Từ 1961, ông công tác ở Ty văn hóa Hà Sơn Bình. Hiện này nghỉ hưu, ông sống và viết ở Hà Nội. Tác phẩm đã xuất bản : Giết giặc (thơ – 1947), Rừng biển quê hương (thơ, ïn chung – 1957), Giàn mướp hương (thơ -1979), Tiếng vọng (thơ – 1987), Hou kén bạc (truyện – 1968), Thung mơ Hương Tích (ký – 1976), Sông núi Điện Biên (bút ký – 1979), Biển (bút ký – 1979), Gương mặt hồ Tây (bút ký – 1984), – Tuyển tập Trần Lê Văn (1998).

Tác phẩm của nhà thơ Trần Lê Văn

Trần Lê Văn bắt đầu sáng tác thơ vào những năm đầu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đó là một kiểu thơ lãng mạn pha màu sắc cũ, còn nặng về ước lệ (Cổng kín xô nghiêng, tường cao đổ ngã, Đón cửa nhân bằng cá một điêu tàn). Sức sống của cách mạng đã truyền hơi thở mới cho thơ ông. Chỉ một, hai tháng đi vào kháng chiến, Trần Lê Văn đã có một giọng điệu thơ khác hẳn : giản dị và tươi mát. Thơ Trần Lê Văn lúc này cũng mang âm hưởng chung để nhận biết của một thế hệ thơ trưởng thành trong kháng chiến. Bài thơ Qua sườn Tam Đảo của ông được Giải Nhì Hội nhà văn Liên khu HI có những câu thơ đẹp và giản dị (Nước còn vì các anh, Những người dũng cảm thế. Sao hiền như lúa xanh). Cuối cuộc kháng chiến, bài Trong hóc của ông In trong Tuyển tập thơ ca kháng chiến đã được Giải Nhì của Hội văn nghệ Việt Nam. Ông đã góp một tiếng nói, tạo nên một gương mặt của nền thơ kháng chiến.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hoàng Ngọc Phách

Phần lớn sáng tác của Trần Lê Văn _ tập trung vào giai đoạn sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954). Phần thơ của ông trong Rừng biển quê hương ` gồm một số bài viết trong kháng chiến và một số bài viết trong khoảng từ 1954 – 1957. Đó là chùm thơ đề cập đến những kỷ niệm riêng, đến những vấn đề, những mảng để tài mà tác giả đã có dịp trải qua và am hiểu (Trư rừng, Đóa hoa vĩ đạt, Gửi thời gian, Tháng ngày không mất…). Giọng thơ Trần Lê Văn đôn hậu, giản dị và chân tình. Ông có khuynh hướng đi vào tâm tư, cảnh ngộ riêng của bản thân, nhưng cái riêng đó không tách rời bối cảnh và sự nghiệp chung của đất nước. Chúng ta gặp hoàn cảnh riêng của nhà thơ trong những biến cố lớn lao của dân tộc (Giờn mướp hương, Màu xanh Trường Sơn, Góc kỷ mệm con tôi…). Thơ Trần Lê Văn ngay cả khi viết về nỗi đau, nỗi buồn riêng vẫn ánh lên niềm tin trong sáng và phảng phất một nét cười. Thơ ông giàu tình cảm, luôn luôn muốn mở lòng ra để hòa nhập với bạn, với đời (Tiếng vọng, Bạn…). Trần Lê Văn còn có một máng thơ đi vào khai thác vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp văn hóa trong vốn truyền thống của dân tộc (Lên núi Ba Vì, Ông Trạng, Bài sử ký trên quê hương Ngô Quyền…). Ngoài thơ, Trần Lê Văn còn là tác giả của bốn tập ký trữ tình. Những nét đẹp của cảnh quan địa lý, phong tục  tập quán, truyền thống lịch sử đất nước được ông trân trọng vẽ lại bằng một bút pháp trong sáng và giàu chất trữ tình. Đọc những trang viết này, thấy rõ những hiểu biết khá sâu sắc, sự từng trải kinh lịch và tâm hồn giàu cảm xúc của ông.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Vũ Thị Thường

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top