Tiểu sử nhà thơ Trần Nghệ Tông (1322 – 1395)
Nhà thơ Trần Nghệ Tông, tên thật là Trần Phủ, vua thứ 7 triều Trần, là con thứ ba vua Trần Minh Tông và Minh Từ hoàng thái phi. Ông sinh tháng Một âm lịch năm 1322, mất ngày 6 tháng Một âm lịch năm 1395. Vào khoảng năm Tân Mùi (1331), ông được phong tước Cung Định Vương, năm Mậu Dần (1338), được phong chức Phiêu kỵ thượng tướng quân, coi giữ trấn Tuyên Quang, năm Quý Tỵ (1353), được phong chức Hữu tướng quốc, năm Định Mùi (1367), được phong Tả tướng quốc, gia phong tước Đại vương. Giữa năm Kỷ Dậu (1369). ông tham gia đẹp loạn Dương Nhật Lễ, khôi phục vương triều Trần. Đến tháng Một năm Canh Tuất (1370), ông lên ngôi vua, nhưng ngay hai năm sau, lại nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông và lên làm Thượng hoàng. Năm Định Ty (1372). Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành bị chết trận, từ đó lại lập Trần Nghiễn lên làm vua ( tức Trần Phế Đế). Vốn là con người nhân hậu, nhưng phải chèo chống đất nước vào giai đoạn nhà Trần đã bộc lộ rõ dấu hiệu suy vi, nội triểu rối loạn, giặc Chiêm Thành hai lần đánh thắng vào Thăng Long, rút cuộc Trần Nghệ Tông đã không thể đưa được đất nước vượt qua sóng gió.
Tác phẩm của nhà thơ Trần Nghệ Tông
Là ông vua có khuynh hướng để cao Nho giáo, Trần Nghệ Tông từng viết Hoàng huấn gồm 14 thiên để dạy Cung Tuyên Vương Kính (Trần Duệ Tông), viết Đế châm gồm I50 câu, bạn cho Duệ Tông lúc lên ngôi, viết Báo hư điện dư bút gồm 8 quyền và sai Trạng nguyên Đào Sư Tích để tựa, để dạy Trần Nghiễn (Phế Đế), song tất cả đều đã mất. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782 – 1840), ông có tập thơ Nghệ Tông thi tập, song cũng đã thất truyền. Tác phẩm đến nay chỉ còn 5 bài thơ và một bài minh chép trong các sách Việt âm thi tập, Toàn Việt thi lục và Đại Việt sử ký toàn thư.
Các bài thơ còn lại của Trần Nghệ Tông trước hết thể hiện tư cách một ông vua, một con người hành đạo nhập cuộc với đời sống đất nước. Bài thơ Tống Bắc sứ Ngưu Lượng (Tiễn sứ phương Bắc Ngưu Lượng) được viết khi Nghệ Tông đang giữ chức Tả tướng quân, theo lối thơ bang giao thù tạc truyền thống, vừa nhún nhường đề cao xứ Bắc, nhưng vẫn giữ được thể diện quốc gia. Bài thơ Hạnh Gia Hưng trấn ký đệ Cung Tuyên Vương (Đến trấn Gia Hưng, gửi cho em là Cung Tuyên vương) được viết cuối năm 1370, khi đang gấp rút chuẩn bị chống lại Nhật Lễ, đã tỏ rõ ý chí khôi phục miếu đường, lập lại cơ nghiệp nhà Trần. Tiếp theo là bài thơ Để Tư đồ Trần Nguyên Đán từ đường (Đề nhà thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán) và bài Cón Sơn Thanh Hà động bí mình (Bài minh khắc vào bia động Thanh Hư ở Côn Sơn) thuộc loại thơ ca tán thán công đức người đã khuất, đặc biệt ở đây lại là Trần Nguyên Đán – một quan đại thần, một bề tôi và cũng là một người trong hoàng tộc. Còn lại, bài thơ tứ tuyệt Vọng Đông Sơn Liễu Nhiên am (Trong am Liễu Nhiên ở Đông Sơn) và bài thất ngôn bát cú Để Siêu Loại Báo Ân tự (Đề chùa Báo Ân ở Siêu Loại), thể hiện rõ cảm quan Phật giáo, tính thần hòa đồng với thiên nhiên và thấp thoáng những suy nghiệm về giới hạn đời người trước – cái vô cùng của vũ trụ, thời gian, gợi mở một cái nhìn nhân văn về con người.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác