Tiểu sử nhà thơ Trinh Đường
Nhà thơ Trinh Đường, sinh ngày 1.1.1919, tên thật là Trương Đình. Quê gốc: xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ngoài bút danh Trinh Đường, ông còn ký những bút danh khác như : Phú Xuân, La Vân, Duy Mỹ. Cha ông thuộc lớp nhà nho, từng dự những khoa thi Hán học cuối cùng. Từ tuổi thiếu niên, Trinh Đường đã chịu ảnh hưởng của người cha, ham thích văn chương thơ phú… Lên 5 tuổi, Trinh Đường học ở thị xã Hội An, rồi ra Huế. Ông theo Việt Minh từ trước khởi nghĩa, tháng 8- 1945, ông tham gia Ủy ban cách mạng huyện Duy Xuyên, từng làm Ủy viên trình sát huyện một thời gian. Năm 1946, ông tham gia Thư ký Đoàn văn hóa kháng chiến. Từ 1947 đến 1954, Trinh Đường làm Phân hội trưởng Phân hội văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng kiêm Chi ủy viên Chỉ hội văn nghệ khu V. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm biên tập báo Văn nghệ và NXB Văn học. Ông mất tại Hà Nội ngày 1.10.2001.
Tác phẩm của nhà thơ Trinh Đường
Tác phẩm : Hoa gạo, Hạt giống, Thủy triều. Bạch Đằng tráng khúc, Giao mùa, Phượng hoàng con, Quán trọ, Hội hóa trang, Mũi Cà Mau, Hành trình… Tác phẩm khác : Làm cẩu La Khám (ký – 1957), Ngày và đêm một lứa đổi (truyện ngắn – 1982), Ngày hội thơ, Những gương mặt thơ mới, Thơ với tuổi học trò, Một thế kỷ thơ Việt, Thơ thế kỷ XX- tỉnh tuyển và bình giá.
Là một người đam mê văn chương từ nhỏ, trước Cách mạng tháng Tám, Trinh Đường “tự nhốt mình trong tháp ngà để viết”. Ông đã từng viết thông thạo các thể thơ phú vốn có, thử nghiệm nhiều trường phái thơ phương Tây, viết rất nhiều nhưng không tự bằng lòng với những gì mình viết ra, và mãi sau Cách mạng ông mới bắt đầu công bố. Có thể thấy thơ Trinh Đường có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu : từ Cách mạng tháng Tám – 1945 đến những năm 80 của thế kỷ XX. Nếu như trước Cách mạng, ông chỉ “đóng phòng văn hì hục viết” thì sau Cách mạng, nhờ những chuyến đi thực tế ông mới chuyển hướng, luôn chủ trương : đi và viết. Thơ Trình Đường giai đoạn này chủ yếu là viết về thực tế cách mạng, kháng chiến và đời sống hòa bình. Ngay từ tập thơ đầu tay Hoa gạo, ông đã tạo được những dấu ấn riêng với giọng thơ tươi tắn, hồn nhiên và giàu cảm xúc. Những bài thơ như 278, Bói Kiêu, Có thể nào anh chẳng nghĩ đến em… là những bài thơ hay trong tập thơ này. Những năm chiến tranh chống Mỹ, Trinh Đường viết rất khỏe, thử bút ở nhiều thể loại thơ khác nhau với nhiều đề tài đa dạng và phong phú. Các tập thơ Hựt giống, Về Thanh, Thủy triều và các trường ca như Bạch Đằng. Ức Trai, Quang Trung, Điện Biên Phủ trên không… lần lượt ra đời. Ở những tập thơ này, ông viết với một giọng thơ chắc khỏe, trên những trang thơ vừa bề bộn sự sống, vừa nặng chất suy tư:
Và bao người lớp trước
Và thể hệ ngày mai
Phần chúng ta ở giữa
Lịch xứ cần hai vai.
(Trẻ lời thơ bạn ở miền Nam)
Cũng như nhiều nhà thơ khác, thơ ông lúc này còn nặng về kể người, kể việc. Sau giải phóng miền Nam, Trinh Đường có dịp tiếp tục đi tới nhiều vùng đất nước, đọc thêm nhiều và tuổi đời cũng đã trên dưới lục tuần, chính vì thế thơ ông ngày càng cô đọng, hàm súc, ít kể, ít tả, nặng về xúc cảm, suy tư với những trăn trở về cuộc đời và nghệ thuật. Giao mùa là tập thơ ông viết về cuộc chiến tranh biên giới Tây – Nam. Còn Mi Cà Máu là tập thơ văn xuôi, ông viết về vùng đất cực Nam tận cùng tổ quốc. Đây là hai tập thơ nổi bật của ông viết sau giải phóng miền Nam.
Giai đoạn thứ hai : từ những năm cuối thập kỷ 80 (thế kỷ XX) đến nay. Tuy tuổi đời đã cao nhưng ông làm việc không biết mệt mỏi. Hàng loạt tập thơ như Quán trọ, Hội hóa trang, Hành trình, Trò chơi phù thế được xuất bản mang nặng những tâm sự trầm lắng súc tích và không kém phần cay đắng về cuộc đời và nhân thế. Hành tràng là tập thơ nổi trội của ông trong giai đoạn này.
Ngoài thơ, Trinh Đường còn viết văn xuôi và khá nhiều truyện cho thiếu nhi, nhất là những truyện về loài vật. Trong lĩnh vực phê bình, sưu tầm, dịch thuật, Trinh Đường cũng là người rất tận tâm và giàu nhiệt huyết. Ông viết về /o¿ Tiên, Truyện Kiểu, Hồ Xuân Hương… Ông say mê vẽ chân dung Hàn Mặc Tử, Nguyễn Xuân Sanh, Anh Thơ, Xuân Quỳnh… với ngòi bút khá sắc sảo, chính xác. Ông dịch và bình thơ Đường, thơ Tống, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và nhiều nhà thơ đương đại. Trinh Đường cũng là người say sưa với công việc sưu tầm, biên soạn thơ ca. Hàng loạt tập thơ do ông tuyển chọn và biên soạn như Những gương mặt thơ tới, Ngày hội thơ, Một thế kỷ thơ Việt và mới hoàn thành Thơ thế kỷ XX – tỉnh tuyển và bình giá. Đó là một con người đam mê văn chương : làm thơ đam mê, say đắm và yêu thơ cũng say đắm, đam mê.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác