The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà thơ Từ Diễn Đồng

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà thơ Từ Diễn Đồng

Nhà thơ Từ Diễn Đồng, quê gốc: làng Hà Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ Tú tài khóa thi năm 1906 nên thường gọi là Tú Đồng. Ông là người cùng thời với nhà thơ Tú Xương (1870-1907). Theo chuyện kể thì Từ Diễn Đồng từ khi chưa đỗ Tú tài, còn gọi là anh khóa Đồng, đã thường đi lại và xướng họa thơ văn với Tú Xương. Đến khi nhà thơ Tú Xương đã mất, Từ Diễn Đồng vẫn còn qua lại thăm hỏi nhiều lần. Điều đó cho thấy tình bạn giữa hai nhà thơ và ảnh hưởng về tư tưởng và thơ văn giữa họ. Từ Diễn Đồng không cộng tác với chính quyền thực dân vì rất ghét Tây và những kẻ bợ đỡ quan Tây. Ông đi dạy học ở nhiều nơi thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Có thời gian, ông dạy học ở dinh Tuần phủ tỉnh Hà Nam. Cuối đời, ông trở về làng Hà Hồi mở lớp học chữ nho tại văn chỉ của làng. Ông vừa dạy học vừa sáng tác thơ văn đả kích bọn thực dân phong kiến, bộc bạch tâm sự yêu  nước của một người dân mất nước. Ông mất tại quê nhà năm 1922, thọ 56 tuổi.

Tác phẩm nhà thơ Từ Diễn Đồng

Thơ Từ Diễn Đồng gồm nhiều bài lẻ, in rải rác đây đó, hoặc qua truyền miệng, chưa đủ thành tập. Thơ ông mang nhiều day dứt lớn về nỗi tồn vong của đất nước “Nước non nghiêng lệch bởi vì đâu ? Kê lại cho cân quả địa cầu… Có nhế cam lòng nô lệ mãi, Ai ơi ! gắng gỏi với năm châu” (Hữu cảm). “Năm canh thức suốt cả năm canh, Nghĩ chuyện: xa xa giật nảy mình” (Không ngờ). Nhân vụ vỡ đê năm Quý Sửu (1913), ông cũng lồng tình cảm mất nước với tình cảnh nước lụt để cảnh báo quốc dân : “Người mình nào có biết chi đâu, Nước vỡ nhà trôi cũng đã lâu” (Nước: lụt). Ông đặt câu hỏi : “Năm cửa chỉ còn lầu cửa Bắc, Cột cờ sao thấy lá cờ Tây ?”. Từ Diễn Đồng còn được nhiều người biết đến qua những bài thơ Nôm Đường luật pha ý vị trào phúng. Cho đến nay, người đọc vẫn còn thuộc một số bài chưa hề ¡n thành sách của ông như Lực đường : “Mặt trời đã xế quãng đường xa, Đi mãi loanh quanh chửa thấy nhà”, Đêm: dài : “Đêm sao đêm tối mãi mò mò, Đêm đến bao giờ mới sáng cho”, Chơi chùa Thầy : “Từ khi chưa vợ nhớ chùa Thầy, Đầu bạc bây giờ mới tới đây, Cửa Phật khéo tô người một họ, Chợ Trời sao cắm biển ông Tây”. Ông có bài thơ Ngữ tháp tự thọ với những câu bực bội, cười gần :

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lê Vĩnh Hòa

“Nước loạn, nhà nghèo, mình lại hèn, Dẫu sống trăm năm chẳng ra cóc”. Từ Diễn Đồng còn là tác giả vở tuồng Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi qua bến Chương Dương : “Kìa ai bắt giặc bên sông, Kìa ai cướp giáo lập công chốn này, Anh hùng lúc đã ra tay, Đời xưa đã vậy, đời nay thế nào ?”. Với tuồng Nguyễn Trãi, Từ Diễn Đông tỏ ra vẫn chưa hết hy vọng ở tương lai đất nước : “Tối lâu lâu, cũng sáng dần ra”.

Trong mạch thơ yêu nước chống thực dân Pháp hồi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Từ Diễn Đồng được đánh giá là một cây bút xuất sắc. Nhà thơ Trần Lê Văn trong sách Danh nhân quê hương tập HI (Hà Sơn Bình xuất bản 1976) từng viết về ông : “Cũng như Tú Xương  bạn của ông – và nhiều nhà thơ khác hồi ấy, ông thường dùng cái cười làm vũ khí. Cái cười của ông có khi vang lên đanh và sắc, có khi trầm xuống, lẫn với một tiếng nghiến răng căm giận trong tình hình giặc ngoài thù trong đè nặng lên vận mệnh đất nước. Thơ Từ Diễn Đồng sử dụng rất sành chất liệu ngôn ngữ dân tộc như các nhà thơ ưu tú khác. Thơ ông lại rất “thời sự”, rất hiện đại, so với lúc ấy, và đặc biệt là rất dân gian. Riêng vở tuồng Nguyễn Trãi cũng xứng đáng một công trình nghiên cứu riêng”. Mặc dù tác phẩm của ông còn lại không nhiều, nhưng trên thi dàn văn học đầu thế kỷ XX, Từ Diễn Đồng là một nhà thơ đáng được kính trọng về tâm huyết và tài năng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Mạnh Phú Tư

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top