Tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh ngày 6.10.1942, mất ngày 29.08.1988, tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê gốc: làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây). Năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn ca múa nhân dân TƯ, làm diễn viên múa. Từ 1963, bà chuyển sang làm báo. Từ ¡980, bà chuyển sang làm biên tập cho NXB Tác phẩm mới (nay là NXB Hội nhà văn).
Tác phẩm nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ khi còn là diễn viên. Phần thơ Chổi biếc (1963) in chung trong tập Tơ tằm, Chổi biếc với Cẩm Lai đã bộc lộ một giọng thơ hồn nhiên, tươi mới, giàu khát vọng. Các tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974) là kết quả những chuyến đi lặn lội vào các vùng tuyến lửa Vĩnh Linh. Quảng Bình và đường dây thể hiện sự gắn bó của bà đối với đất nước và nhân dân. Từ những tập thơ Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989), Xuân Quỳnh chuyển mạnh sang hướng viết về chính cuộc đời mình và những gì gần gũi, thân thuộc, liên quan tới cuộc sống hàng ngày của mình.
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ những nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, đồng thời cũng là một gương mặt đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ trung thực. nhân hậu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, luôn khao khát tình yêu. Sản sóc, nâng níu, chỉ chút cho hạnh phúc bình dị đời thường.
Thơ tình là một mảng thơ khá phong phú, đặc sắc và rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Một thứ tình yêu bao giờ cũng gắn liền với những lo toan, vất và, săn sóc chỉ li, tự nguyện sống hết mình cho tình yêu và cũng đòi hỏi sự thủy. chung tuyệt đối. Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại Việt Nam mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu, vừa hồn nhiên, chân thật, sôi nổi của một trái tim phụ nữ. .
Thơ Xuân Quỳnh bộc lộ một cái tôi trữ tình đam mê sống, đam mê yêu, đam mê trong thiên chức làm vợ và làm mẹ. Sáng tác cho thiếu nhi của bà với những tập truyện : Mùa xuân trên cánh đồng (1981), Đến tàu trong thành phố (1984), nhất là các tập thơ Chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng (1982). hôn nhiên, tươi mát và cũng rất hóm hỉnh, dí dỏm, thể hiện tấm lòng tha thiết yêu con trẻ và đã nâng bản năng làm mẹ lên thành nghệ thuật làm mẹ thực sự.
Trong khoảng một phần tư thế kỷ cầm bút, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một hồn thơ vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm, sôi nổi, mãnh liệt, có khi cảm tính bồng bột mà vẫn không kém phần ý nhị, sâu xa.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác