Nhà văn Đào Vũ qua đời ở tuổi 79 - 11-01-2006 | Văn hóa | Báo điện tử Tiền  Phong

Giới thiệu nhà văn Đào Vũ

Nhà văn Đào Vũ qua đời ở tuổi 79 - 11-01-2006 | Văn hóa | Báo điện tử Tiền Phong

Tiểu sử nhà văn Đào Vũ

Nhà văn Đào Vũ, sinh ngày 17.10.1929, tên thật là Đào Văn Đạt. Quê gốc : làng Lưu Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, nhiều đời dạy học và có truyền thống yêu nước, cách mạng. Lúc nhỏ, ông học ở quê, sau đó lên Hà Nội học. Sớm được giác ngộ cách mạng, ngay từ những năm tiểu học, ông đã tham gia liên lạc, cất giấu tài liệu, rải truyền đơn, rồi phá kho thóc của Nhật. Tổng khởi nghĩa (1945), ông tham gia cướp chính quyền ở địa phương, làm chủ tịch xã, sau đó công tác trong Ban tuyên truyền của tỉnh. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đào Vũ là cán bộ TƯ Đoàn, sau đó gia nhập bộ đội biên phòng và công tác Hoa vận (phụ trách tờ báo Tin Trung Hoa, Thư ký tòa soạn tạp chí Việt – Hoa). Đồng thời, ông bắt đầu hoạt động văn học. Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Đào Vũ làm báo, viết văn. Ông từng là biên tập viên, Phó tổng biên tập và Quyển tổng biên tập tuần báo Văn nghệ. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957), Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khóa III), Ủy viên BCH Hội nhà báo Việt Nam (khóa IV). Hiện ông nghỉ hưu, ở Hà Nội.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Hoàng Chương

Tác phẩm của nhà văn Đào Vũ

Tác phẩm chính : Trâu thóc qua đồi sim (kịch – 1955), Cái sân gạch (tiểu thuyết – 1959), Vụ lúa chiêm (tiểu thuyết – 1961), Lớp trẻ đang lên (truyện ngắn – 1961), Người cửa sông (truyện vừa – 1966), Xóm nhà thờ (truyện vừa – 1967), Mảnh đất đồng chua (truyện vừa – 1067), Con đường mòn ấy (tiểu thuyết – 1971), Đất ta dậy rồi (truyện vừa – 1972), Lưu lạc (tiểu thuyết – 1973), Hoa lửa (tiểu thuyết – 1973), Dải lụa (tiểu thuyết -1974), Chiến trường xanh (truyện ký – 1976), Tìm vàng (truyện ngắn – 1980), Bí thư cấp huyện (truyện vừa – 1083), Một mùa mưa (tiểu thuyết – 1986), Trận tuyến chiều dài (truyện ký – 1986), Con than ngơ ngác (truyện dài – 1988), Người đi xa để lại (truyện ngắn – 1993), Tuyển tập Đào Vũ (tập I và tập II – 1994).

Đào Vũ còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi : Chim mùa xuân (đồng thoại – 1960), Trăng rơi xuống giếng (đồng thoại – 1961), Danh dự chúng em (truyện vừa – 1962), Đội quân nhỏ làng Dương (truyện vừa – 1967), Y Leng (tiểu thuyết – 1982), Con nai dữ và chú nai con (truyện vừa – 1988), Cây đa thằng Cuội (truyện ngắn – 1994). Ngoài ra còn dịch một số tác phẩm văn học nước ngoài của Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô (cũ).

Đào Vũ hoạt động văn học sớm, bền bỉ và đóng góp trên nhiều thể loại. Giai đoạn đầu, chủ yếu ông viết báo, viết kịch ngắn, dịch và viết phê bình phục vụ trực tiếp và kịp thời cho những nhu cầu của đời sống cách mạng, kháng chiến. Chỉ từ sau tiểu thuyết Cái sân gạch, ông mới thực sự khẳng định được hướng đi và được công chúng chú ý. Sự nghiệp văn học của Đào Vũ gắn  bó chặt chế với cuộc sống và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Công tác thanh niên những năm đầu kháng chiến chống Pháp là nguồn tài liệu cho những sáng tác sau này của ông về thanh niên. Những năm sống, hoạt động gắn bó với bộ đội biên phòng ở biên giới Việt -Trung đã hằn đọng lại trên những sáng tác của ông về biên giới, về đề tài quan hệ Việt – Trung. Những năm tháng lăn lộn suốt rẻo biên giới từ Lào Cai qua Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Ninh và bên kia  Quảng Đông, Quảng Tây… đã giúp ông viết được ba bộ tiểu thuyết: Lưu lạc, Hoa lửa, Dải lụa phản ánh những chuyển đổi số phận người phụ nữ và đất nước. Từ chuyển đi dài ngày vào Quảng Bình, Vĩnh Linh những ngày đầu chiến tranh chống Mỹ trở về, ông có được những tác phẩm: Người cửa sông, Đội quân nhỏ làng Dương, Xóm nhà thờ, tái hiện cuộc sống và chiến đấu, anh hùng gian khổ của quân dân tuyến lửa. Với bốn chuyến đi dài ngày vào miền Tây (Quảng Bình) theo “đường mòn Hồ Chí Minh”, qua Lào (I966- 1968), ông có tiểu thuyết dài Con đường mòn ấy viết về giao thông vận tải thời chống Mỹ. Và đặc biệt, Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm là kết quả đợt thâm nhập thực tế “ba cùng” với nông dân vùng Hải Dương, ghi nhận phần đóng góp đáng quý của ông với một thời văn học. Lấy đề tài từ cuộc vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc, thông qua câu chuyện của gia đình lão Am, đặc biệt nhân vật trung tâm – lão Am – một lão nông, có cá tính đặc biệt, với những mâu thuẫn, dằng díu những diễn biến tâm lý phức tạp, Cái sân gạch đã phản ánh khá chân thực, cụ thể quá trình đấu tranh của người nông dân cá thể, vượt lên những toan tính cá nhân, lạc hậu để đi vào con đường làm ăn tập thể. Cái sân gạch là tác phẩm đã ngây được tiếng vang một thời.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Chim Trắng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top