Tiểu sử nhà văn Đoàn Phú Tứ
Nhà văn Đoàn Phú Tứ, sinh ngày I0. 9. 1910, mất ngày 20. 9. – 1989. Ông vừa là nhà viết kịch vừa là nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình văn học, khảo cứu ngôn ngữ. Ngoài bút danh lấy tên thực, ông còn có các bút danh khác như Ngộ Không, Tam Tỉnh… khi dịch lấy tên là Tuấn Đô. Quê gốc: xã Tử Nê, tổng Chi Nê, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhưng đến thế hệ Đoàn Phú Tứ thì họ Đoàn đã chuyển về Hà Nội được 3 đời. Ông nội Đoàn Phú Tứ từng làm Tri huyện, ông ngoại thuộc giới nho sĩ, lúc làm thông lại, lúc dạy học tại nhà. Thân phụ Đoàn Phú Tứ là ông Đoàn Phú Quý, viên chức đồ họa Sở địa dư Bắc Kỳ (mất năm 1942), thân mẫu là bà Nguyễn Thị Trâm (mất năm 1938). Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, thuở nhỏ (1925 – 1929), Đoàn Phú Tứ học trường Bưởi, đỗ Thành chung năm 1929, rồi tiếp tục học trường Albert Sarraut, đỗ tú tàI Tây, ban Triết học năm 1932. Sau đó có theo học đại học Luật được 2 năm. Sáng tác từ năm I925 nhưng đến năm I933 bút danh Đoàn Phú Tứ mới xuất hiện lần đầu trên báo Phong hóa của Tự lực văn đoàn. Từ 1937 trở đi, ông bắt đầu hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và văn hóa xã hội. Ông có bài xuất hiện thường xuyên trên các báo Ngày nay, Tinh hoa, Hà Nội báo, Thanh nghị.. Bài thơ nổi tiếng Màu thời gian xuất hiện trong thời gian này (2- 1940) trên báo Ngày nay). Sáng tác hàng loạt vở kịch như : Ghen (1937), Hai vợ chồng (1942), Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1944), Ngã ba (1943)… Làm chủ bút báo Tinh hoa và chủ trương ban kịch Tinh hoa, vừa tổ chức hoạt động, vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn. Ông giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức nhóm Xuân thu nhã tập (xuất hiện năm 1942) gồm Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát. Sau Cách mạng tháng Tám – 1945, ông đã từng được bầu là đại biểu Quốc hội khóa I, tham gia kháng chiến chống Pháp trên lĩnh vực văn nghệ. Ông cùng Thế Lữ và Văn Khoa phụ trách thường vụ Đoàn sân khấu Việt Nam, tham gia Ban thường vụ Trung ương của Hội văn hóa toàn quốc (1948) cùng với Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Tô Ngọc Vân, Trần Huy Liệu… Năm 1949, ông cùng Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Trần Đăng, Thôi Hữu… đi chiến dịch sông Thao. Năm 1950, ông tham gia tổ chức Hội nghị tranh luận sân khấu, giảng bài ở Trường trung học kháng chiến (Phú Thọ) và Trường văn nghệ nhân dân.
Khoảng cuối 1950, ông từ Việt Bắc vào Thanh Hóa và năm 1951 ông chuyển về sống ở Hà Nội. Từ đó cho đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi và cả sau này ông chủ yếu dạy học và làm công tác dịch thuật với bút danh Tuấn Đô. Nhiều tác phẩm văn học lớn do ông địch từ tiếng Pháp như Đỏ và đen (Xtăngđan), Păngtagruyen (Rabơle).
Tác phẩm của nhà văn Đoàn Phú Tứ
Tác phẩm chính trước 1945 của Đoàn Phú Tứ (in thành sách): Những bức thư tình (kịch – 1937), Mơ hoa (kịch – 1941), Ghen (kịch – 1937), Ngã ba (kịch – 1943). Nhiều bài công bố trên các báo như: Một buổi chiêu xuân (Phong hóa -1933), Màu thời gian (Ngày nay – 1940)… Hai vợ chồng (kịch ngắn -1942), Âm thanh (nghiên cứu ngôn ngữ, Thanh nghị, số 14 – 1942), Ý nghĩa “Xuân thu nhã tập” (Phê bình văn học, Thanh nghị số 35 – 1943), Thằng Cuội ngồi gốc cây đa... (kịch ngắn – 1944)…
Sau 1945 (in thành sách) : Trở về (kịch ngắn – 1949), Đi tìm chủ từ trong vài đoạn văn “Đoạn trường tân thanh” (1949), Phương pháp viết kịch (Minh Đức – 1950), Một điểm về chính tả (Hội văn hóa Việt Nam – 1950). Một số bài đăng báo như: Hai sườn Tam Đảo (Văn nghệ 3 – 1948), Sân khấu mới (Văn nghệ 6 – 1948), Hạ đồn Dóm (Văn nghệ số 14 – 1949), Kịch ngoài mặt trận (phê bình sân khấu, Văn nghệ – 1950), Quan niệm xây dựng sản khấu Việt Nam (Văn
nghệ 26 – 1950)… Dịch thuật: Caragialê (kịch – 1964), Người hà tiện, Trưởng giả học làm sang (kịch Môlie -1969), Nhà búp bê (kịch Ipsen – 1970), Đỏ và đen (Tiểu thuyết Xtãngđan : 1971), Hồn ma bóng quỷ, Con vịt trời (kịch Ipsen – 1973), Thằng Táctuýp, Anh chàng ghét đời (kịch Môlie – 1974), Tuyển tập kịch Muysê (1975), Hài kịch Sêchxpia, tập I, Păngtagruyen
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác