Tieu Su Nhac Si - Tiểu Sử Nhạc Sĩ

Giới thiệu nhà văn Huy Phương

Tieu Su Nhac Si - Tiểu Sử Nhạc Sĩ

Tiểu sử nhà văn Huy Phương

Nhà văn Huy Phương, tên thật là Nguyễn Huy Phương, sinh ngày 4.10.1927. Quê gốc : xã Nghi Lộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh trưởng trong một gia đình nho học đỗ đạt, Huy Phương được theo học từ nhỏ và đã học hết ban tú tài (cũ). Ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng ít lâu trong phong trào Tổng khởi nghĩa ở Huế (1945). Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Ủy viên chính trị trong Ban chỉ huy chiến đấu TP Huế. Là bí thư Liên chi quân giới Nghệ An và phó ban ở Vụ quân giới Liên khu IV, sau đó, ông chuyển sang hoạt động văn học ở Chi hội văn nghệ Liên Khu IV, rồi Hội văn nghệ TƯ. Từ khi thành lập Hội nhà văn Việt Nam (1957), ông lần lượt đảm nhiệm các công tác của Hội : biên tập báo Văn nghệ, NXB Văn học, công tác ở Ban đối ngoại, Ủy viên thường trực Hội đồng văn học công nhân.

Tác phẩm của nhà văn Huy Phương

Tác phẩm chính : Đầu sóng ngọn gió (truyện ngắn – 1957), Tầm sáng (truyện ngắn – 1963), Những ngôi sao đỏ (bút ký – 1964), Xi măng (tiểu thuyết – 1968), Đường chân trời (truyện ký – 1970), Đất đỏ (truyện ngắn – 1971), Ngã ba (truyện ngắn – 1974), Sự tích một khẩu súng hơi (truyện thiếu nhi – 1974), Nơi anh sẽ đến (tiểu thuyết – 1975), Nhật ký chị kỹ sư (truyện vừa – 1976), Chùm me chín (tiểu thuyết – 1978), Nhớ về một thành phố (truyện ngắn – 1986), Hoa nở đêm (truyện ngắn – 1995).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Thái

Huy Phương bắt đầu hoạt động văn học trong kháng chiến chống Pháp. Giai đoạn đầu, ông viết khỏe và nhiều thể loại : thơ, truyện, kí, phóng sự, tiểu luận, phê bình… Đó là những sáng tác kịp thời, mộc mạc, phục vụ trực tiếp sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Sau hòa bình (1954), ông đi nhiều và vẫn viết nhiều thể loại, nhưng nghiêng về thơ theo hướng thể nghiệm một loại thơ trữ tình suy tưởng. Bước vào những năm 60, ông có dịp trở lại với môi trường công nhân và người thợ vốn là môi trường ông thuộc, hiểu và gắn bó từ thời chống Pháp. Bằng cảm hứng ngợi ca hồn nhiên, chân thực, với bút pháp hiện thực khỏe khoắn, ông viết nhiều tập truyện ký ca ngợi cuộc sống lao động, dựng xây của người thợ ở những vùng công nghiệp : Tẩm sáng, Một câu chuyện đang bắt đầu, đặc biệt Những ngôi sao đỏ. Những tác phẩm này đã thực sự khẳng định một hướng sáng tác phù hợp với những đóng góp của Huy Phương suốt trong hai thập kỷ 60 và 70 : viết về công nhân. Năm 1968, tiểu thuyết Xï măng lần đầu tiên đã khắc họa thành công hình ảnh người công nhân mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Xï măng đã mở ra một chặng mới trong khu vực văn học viết về đề tài công nhân. Những năm chiến tranh chống Mỹ, Huy Phương đến với nhiều vùng đất lửa, ông kiên trì tiếp nối đề tài công nhân trong một đường mạch mới : Người công nhân trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành quả lao động của mình. Ông viết khỏe và đều đặn cho ra đời các tập truyện ký Đường chân trời, Đất đỏ, Ngã ba, Nhật ký chị kỹ sư, đặc biệt tiểu thuyết Nơi anh sẽ đến viết về cuộc chiến đấu thầm lặng, quả cảm của người công nhân nhà máy điện Vinh bảo vệ dòng điện trong cuộc chiến đấu quyết liệt với không lực Hoa Kỳ. Cuốn tiểu thuyết này đã được nhận Giải thưởng của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội nhà văn Việt Nam năm 1975, dành cho những tác phẩm xuất sắc viết về công nhân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Cao Bá Quát

Từ sau 1975, Huy Phương sống nhiều ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Không có điều kiện đi sâu, tiếp nối mảng đề tài công nhân quen thuộc, ngòi bút Huy Phương có sự chuyển hướng đề tài và nghiêng về bút pháp trữ tình. Với tiểu thuyết Chùm me chín, viết về số phận người đàn bà bất hạnh, “gái lầu xanh” thời Mỹ, ngụy, và các tập truyện ngắn Nhớ về một thành phố, Hoa nở đêm. Huy Phương đi sâu khám phá lý giải những mâu thuẫn giằng co trong những số phận con người và cách mỗi con người tự đấu tranh khắc phục để chiến thắng những sự thấp hèn, thoát khỏi những bi kịch và tự hoàn thiện.

Dù không thuộc số những cây bút nổi trội, nhưng Huy Phương là cây bút tâm huyết với nghề, cần mẫn, tận tụy, nghiêm túc, đây trách nhiệm và đặc biệt là cố gắng tìm tòi để tự vượt mình, tự đổi mới để có thể hòa nhập và đóng góp cho văn học dân tộc .

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top