Pen and Journal photo by willmilne on Envato Elements

Giới thiệu nhà văn Khái Hưng

Pen and Journal photo by willmilne on Envato Elements

Tiểu sử nhà văn Khái Hưng

Nhà văn Khái Hưng, tên thật là Trần Khánh Giư. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại phong kiến, cha làm Tuần phủ. Quê gốc: làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc TP Hải Phòng). Sau khi học ở Trường trung học Anbe Xarô (Hà Nội), Khái Hưng dạy học ở Trường tư thục Thăng Long (cùng với Nhất Linh) và bắt đầu bước vào nghề báo, nghề văn. Năm 1932, ông cùng Nhất Linh xuất bản tuần báo Phong hóa (sau đổi thành Ngày nay) cổ vũ cho phong trào Âu hóa, đả kích lễ giáo phong kiến. Từ khi Tự lực văn đoàn tuyên bố thành lập (1933), Khái Hưng trở thành một trong những cây bút trụ cột của tổ chức tầy… Trong thời kỳ Đại chiến thế giới thứ 2, Khái Hưng vừa sáng tác vừa tham gia hoạt động chính trị, đã từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam do tham gia đảng Đại Việt dân chính thân Nhật. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945), Khái Hưng được thả. Từ đó cho đến lúc mất, Khái Hưng đã viết không ít bài báo, truyện ngắn, đăng trên các tờ báo đương thời, tiếp tục ca ngợi Việt Nam quốc dân đảng, đi.ngược với đường lối cách mạng của Mặt trận Việt Minh đương thời. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Khái Hưng tản cư về vùng quê vợ ở Lạc Quần, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, và bị lực lượng cách mạng địa phương quản thúc. Ông bị họ xử trí sau khi thực dân Pháp tái chiếm TP. Nam Định vào khoảng nửa đầu năm 1947.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Tác phẩm của nhà văn Khái Hưng

Sự nghiệp văn học của Khái Hưng gắn liền cùng sự ra đời, phát triển và lụi tàn của Tự lực văn đoàn. Ông đã viết cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch, để lại hơn 20 tác phẩm đáng chú ý (chưa kể nhiều bài báo, luận thuyết). Về tiểu thuyết : Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934), Gánh hàng hoa (1934 – viết chung với Nhất Linh), Đời mưa gió (1934 – viết chung với Nhất. Linh), Trống Mái (1935), Gia đình (936, Thoát ly (1938), Thừa tự (1937), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940), Những ngày vui (1941), Đẹp (1939), Thanh Đức (1943). Về truyện ngắn :, Đọc đường gió bụi (1936), Anh phải sống (1934 – viết chung với Nhất Linh), Tiếng suối reo (1935), Đợi chờ (1938), Đội mũ lệch (1941). Về kịch : Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942), Cái ve (1944).

Trong khoảng chừng dăm năm (từ 1933) Khái Hưng trở thành một trong những cây bút “ăn khách” nhất trên văn đàn công khai. Sáng tác của Khái : Hưng, đặc biệt là tiểu thuyết, đã hấp dẫn nhiều tầng lớp thanh niên trí thức, đã làm thổn thức cõi lòng bao phụ nữ vào hạng “có học” đương thời đang khao khát tự do yêu đương, thường sống với tình yêu trong cõi mộng. Cái tình yêu trắc trở mà đầy ảo mộng dưới bóng từ bị Phật tổ trong Hiền bướm mơ tiên, cuộc xung đột gay gắt với lễ giáo phong kiến để giành lấy quyền sống tự do, để bảo vệ hạnh phúc cá nhân trong Nửa chừng xuân, những hành động phiêu lưu anh hùng của tầng lớp thanh niên quý tộc muốn chống lại thời cuộc ở Tiêu Sơn tráng sĩ.. là những câu: chuyện lôi cuốn mạnh mẽ công chúng – thành thị, nhất là lớp thanh niên nam nữ lúc bấy giờ.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Thiên Môn Ngữ Lục

Một số tác phẩm của Khái Hưng có giá trị hiện thực, chứng tỏ sự quan sát sắc sảo khi đi vào miêu tả sinh hoạt của giới quan lại, phê phán lễ giáo của đại gia đình phong kiến. Ông tỏ ra am hiểu khá tường tận lớp người này và tỏ thái độ dứt khoát, triệt để. Đến với Nửa chừng xuân, người đọc cảm mến, trân trọng nhân vật Mai bao nhiêu thì lại căm ghét, khinh miệt nhân vật bà Án bấy nhiêu. Dù còn một số hạn chế (nhất là ở cách xây dựng nhân vật Lộc), những cuốn tiểu thuyết này đã chứng tỏ một lập trường tiến bộ, một trình độ diễn tả tâm lý vững vàng. Những đóng góp, ưu điểm và những hạn chế, sai lầm trong sáng tác của Khái Hưng phản ánh những chỗ mạnh, chỗ yếu của văn chương Tự lực văn đoàn. Khái Hưng bênh vực, khẳng định mạnh mẽ cho cái mới, công kích, phê phán kịch liệt cái cũ, đặc biệt trong phạm vi tình yêu và sinh hoạt gia đình. Bên cạnh tư tưởng tiến bộ trước vấn đề xung đột mới, cũ, một số tác phẩm của ông lại minh họa cho chủ nghĩa cải lương đậm mùi tư sản, đầy tính chất ảo tưởng, không tán thành giải quyết mâu thuẫn giai cấp đối kháng bằng bạo lực cách mạng.

Một số tác phẩm khác của ông lại bộc lộ nhân sinh quan cá nhân chủ nghĩa ích kỷ (Đời mưa gió, Đẹp). Cuốn tiểu thuyết Thanh Đức của Khái Hưng cũng như Bướm trắng của Nhất Linh thể hiện bước phát triển cao về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhưng chứng tỏ sự bế tắc, cùng đường của Tự lực văn đoàn khi đi vào ca ngợi, nhấm nháp lối sống vô luân, đồi bại, chạy theo thú vui xác thịt. Khái Hưng là nhà văn có óc quan sát và tài miêu tả về sinh hoạt, phong tục, có khả năng nắm bắt, diễn tả khá chân xác, tỉnh tế tâm hồn, tính tình của tầng lớp nam nữ thanh niên tư sản, tiểu tư sản. Ông là một trong những người có công đầu xây dựng, phát triển khuynh hướng tiểu thuyết phong tục trong văn học Việt Nam nửa trước TK XX, một thành tựu đáng kể của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Tiểu thuyết của ông cũng có không ít trang hay, giàu chất thơ khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Từ vẻ bay bướm, lắm lúc nhiều lời ở một vài tác phẩm ban đầu, giọng văn của Khái Hưng ngày càng bình dị, chín chắn hơn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top