How to Write a Novel. 10 Steps to Get Your Novel off the… | by Michelle  Richmond | Medium

Giới thiệu nhà văn Lê Vĩnh Hòa

How to Write a Novel. 10 Steps to Get Your Novel off the… | by Michelle Richmond | Medium

Tiểu sử nhà văn Lê Vĩnh Hòa

Nhà văn Lê Vĩnh Hòa, sinh ngày 6.10.1932, mất ngày 7.1.1967, có tên khai sinh là Đoàn Thế Hối. Quê gốc: Xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Thưở nhỏ, sống ở Rạch Giá, Kiên Giang. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, ông tham gia phụ trách thiếu nhi ở Rạch Giá. Sau khi học xong trung học, ông chuyển về làm việc ở Bộ tư lệnh Phân khu miền Tây rồi Hội Liên – Việt tỉnh Sóc Trăng.

Sau 1954, ông ở lại nội thành Sài Gòn làm công tác thanh niên, viết văn, viết báo. Ông gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1957. Tháng lŨ năm 1958, ông bị chính quyền Mỹ – ngụy bắt giam, cho đến cuối năm 1963 mới được ra tù, tiếp tục hoạt động, sau ra vùng giải phóng. Lê Vĩnh Hòa ra mắt bạn đọc (miền Nam) bằng một truyện ngắn dự thi trên tuần báo Nhân loại (1956). Ông viết thể loại truyện ngắn, ký và thơ. Trong khoảng 20 năm, Lê Vĩnh Hòa đã cho in hơn 100 sáng tác lẻ, gồm truyện ngắn, ký và văn tiểu phẩm. Khoảng hơn 10 bài thơ dài, ngắn cũng được ông cho đăng báo. Những tác phẩm nói trên sau này được tập hợp vào các sách : Mái nhà thơ (tập truyện ngắn – 1964), Người tị nạn (tập văn và thơ – 1973), Lê Vĩnh Hòa tuyển tập (1976).

Tác phẩm của nhà văn Lê Vĩnh Hòa

Truyện ngắn, ký, tiểu phẩm của Lê Vĩnh Hòa giàu giá trị hiện thực phê phán, bộc lộ khéo léo và sâu sắc tình thương, lòng nhân ái đối với những người lao động nghèo khổ, bất hạnh. Tuy có những lúc phải nói xa xôi, gián tiếp, để tránh lưỡi kéo kiểm duyệt hà khấc của chính quyền thống trị, truyện của Lê Vĩnh Hòa vẫn chứa đựng sức tố cáo mạnh mẽ chế độ phát xít tàn bạo Sài Gòn cuối những năm 50 (Lúc chiều  xuống, Đôi bạn, Thằng Bót), vạch trần tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành (Chiếc áo thiên thanh, Tiếng hú rừng khuya, Tam thương, Bác Răng- cách), lên án âm mưu dùng chính sách văn hóa đổi trụy để đẩy thế hệ trẻ vào con đường sa đọa, phản bội lợi ích dân tộc (Trăng lu, Vang bóng). Lê Vĩnh Hòa được bạn đọc miền Bắc biết đến với truyện ngắn Người tị nạn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Đây là một truyện ngắn rất ngắn, chỉ khoảng 3 trang sách ¡n, nhưng đã lưu được ấn tượng trào lộng đặc sắc về hình ảnh một tên Trưởng chi thông tin thời Mỹ – ngụy. Hắn vốn xuất thân là một tên thạo nghề rao bán thuốc hoàn tán cho một nhà thuốc đông y, được bọn quan thầy cất nhắc lên chức Trưởng chỉ thông tin quận Mỹ Xuyên. Dù bỏ nghề bán thuốc dạo đã lâu nhưng điệu bộ, cốt cách của hắn vẫn còn lưu nhiều dấu vết của nghề cũ như “cái bộ mặt tai tái như mặt đàn bà đau máu”, hoặc chỉ tiết “mỗi khi chấm dứt câu nói, hắn thường khuỳnh hai chân ra, năm đầu ngón tay chụm lại dường như đang cầm một cái hộp tưởng tượng đưa thẳng lên trời : chư quân nhìn kỹ kẻo lâm thứ giả mạo”. Đặc biệt là cái tài phét lác lừa gạt của kẻ gian xảo lại “giúp cho nghiệp vụ thông tin của Chính phủ cộng hòa này nhiều kinh nghiệm tốt đến như thế”. Tại Đại hội thông tin tâm lý chiến toàn tỉnh Ba Xuyên, hắn được cử là Trưởng ban tổ chức tự nêu sáng kiến thiết kế cảnh hơn chục “người tị nạn” giả mạo trong bộ áo bà ba, rêu rao là người dân chạy từ vùng giải phóng về với chính nghĩa quốc gia, xuất hiện giữa một bày quan chức cỡ bự và các phương tiện thông tin đại chúng để thêm phần mùi mẫn. Nhưng màn kịch giả trá đó lập tức bị lật tẩy khi một người đàn bà bán bún kêu lên the thé khi chị chỉ mặt tên “thầy đội rỗ” – một hung nô tay sai tại quận – chuyên ăn bún chịu tiền, lại giả danh là “người tị nạn” hòng lừa gạt dư luận. Thế là đi tong cả một âm mưu gian xảo, đi tong cả một sự sắp đặt dàn dựng công phu lộ mặt bọn trơ trến bỉ ổi hết chỗ nói, còn lại trong sân, tô hô chỉ có “ông” Trưởng chỉ thông tin quận Mỹ Xuyên kiêm trưởng ban tổ chức đứng chết sững như trời trồng, bộ mặt chai ngắt sượng sùng đến mức không còn sách vở văn chương nào diễn tả nổi”. Bút pháp Lê Vĩnh Hòa cô đọng, dồn nén. Ông thể hiện đan xen khá nhuần nhuyễn hai phương diện trữ tình và hài hước của đời sống hiện thực khiến cho người đọc thương cảm với những mảnh đời bị kìm kẹp, vùi dập trong đau khổ, tăm tối, phẫn uất trước những kiếp người bị oan trái, đày đọa, đồng thời tìm được cái cười nhạo báng, cười ra nước mắt trước sự bỉ ổi, đê tiện, xấu xa, lố bịch, giả dối của bọn thống trị ăn trên ngồi trốc, sống phè phỡn, bất nhân trên mồ hôi nước mắt, xương máu của đồng loại, đồng bào.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Xuân Thiều

Lê Vĩnh Hòa viết chưa được nhiều, nhưng đã cố gắng bám sát đời sống hiện thực mới, nhanh nhạy ghi lại những tấm lòng thơm thảo của bà con lao động hướng về kháng chiến, chính nghĩa và sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Thơ Lê Vĩnh Hòa không nhiều bằng văn xuôi, song phần nào nói lên được những tình cảm chân thật, gan ruột của tác giả đối với quê hương xứ sở đang chìm trong máu lửa, thiết tha mong mỏi một ngày không xa đất nước thống nhất, nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc (Màu áo quê hương, Xuân nhân loại). Mất sớm ở tuổi chưa đầy 40 nhưng Lê Vĩnh Hòa đã có những đóng góp có giá trị lâu bền đối với nền văn hóa – văn nghệ dân tộc bằng những tác phẩm mang tính hiện thực sâu sắc, viết về cuộc đấu tranh một mất một còn cho độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, sinh ngày 6.10.1932, mất ngày 7.1.1967, có tên khai sinh là Đoàn Thế Hối. Quê gốc: Xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Thưở nhỏ, sống ở Rạch Giá, Kiên Giang. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, ông tham gia phụ trách thiếu nhi ở Rạch Giá. Sau khi học xong trung học, ông chuyển về làm việc ở Bộ tư lệnh Phân khu miền Tây rồi Hội Liên – Việt tỉnh Sóc Trăng.

Sau 1954, ông ở lại nội thành Sài Gòn làm công tác thanh niên, viết văn, viết báo. Ông gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1957. Tháng lŨ năm 1958, ông bị chính quyền Mỹ – ngụy bắt giam, cho đến cuối năm 1963 mới được ra tù, tiếp tục hoạt động, sau ra vùng giải phóng.

Đọc thêm  Giới thiệu Bà Huyện Thanh Quan

Lê Vĩnh Hòa ra mắt bạn đọc (miền Nam) bằng một truyện ngắn dự thi trên tuần báo Nhân loại (1956). Ông viết thể loại truyện ngắn, ký và thơ. Trong khoảng 20 năm, Lê Vĩnh Hòa đã cho in hơn 100 sáng tác lẻ, gồm truyện ngắn, ký và văn tiểu phẩm. Khoảng hơn 10 bài thơ dài, ngắn cũng được ông cho đăng báo. Những tác phẩm nói trên sau này được tập hợp vào các sách : Mái nhà thơ (tập truyện ngắn – 1964), Người tị nạn (tập văn và thơ – 1973), Lê Vĩnh Hòa tuyển tập (1976).

Truyện ngắn, ký, tiểu phẩm của Lê Vĩnh Hòa giàu giá trị hiện thực phê phán, bộc lộ khéo léo và sâu sắc tình thương, lòng nhân ái đối với những người lao động nghèo khổ, bất hạnh. Tuy có những lúc phải nói xa xôi, gián tiếp, để tránh lưỡi kéo kiểm duyệt hà khấc của chính quyền thống trị, truyện của Lê Vĩnh Hòa vẫn chứa đựng sức tố cáo mạnh mẽ chế độ phát xít tàn bạo Sài Gòn cuối những năm 50 (Lúc chiều  xuống, Đôi bạn, Thằng Bót), vạch trần tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành (Chiếc áo thiên thanh, Tiếng hú rừng khuya, Tam thương, Bác Răng- cách), lên án âm mưu dùng chính sách văn hóa đổi trụy để đẩy thế hệ trẻ vào con đường sa đọa, phản bội lợi ích dân tộc (Trăng lu, Vang bóng). Lê Vĩnh Hòa được bạn đọc miền Bắc biết đến với truyện ngắn Người tị nạn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Đây là một truyện ngắn rất ngắn, chỉ khoảng 3 trang sách ¡n, nhưng đã lưu được ấn tượng trào lộng đặc sắc về hình ảnh một tên Trưởng chi thông tin thời Mỹ – ngụy. Hắn vốn xuất thân là một tên thạo nghề rao bán thuốc hoàn tán cho một nhà thuốc đông y, được bọn quan thầy cất nhắc lên chức Trưởng chỉ thông tin quận Mỹ Xuyên. Dù bỏ nghề bán thuốc dạo đã lâu nhưng điệu bộ, cốt cách của hắn vẫn còn lưu nhiều dấu vết của nghề cũ như “cái bộ mặt tai tái như mặt đàn bà đau máu”, hoặc chỉ tiết “mỗi khi chấm dứt câu nói, hắn thường khuỳnh hai chân ra, năm đầu ngón tay chụm lại dường như đang cầm một cái hộp tưởng tượng đưa thẳng lên trời : chư quân nhìn kỹ kẻo lâm thứ giả mạo”. Đặc biệt là cái tài phét lác lừa gạt của kẻ gian xảo lại “giúp cho nghiệp vụ thông tin của Chính phủ cộng hòa này nhiều kinh nghiệm tốt đến như thế”. Tại Đại hội thông tin tâm lý chiến toàn tỉnh Ba Xuyên, hắn được cử là Trưởng ban tổ chức tự nêu sáng kiến thiết kế cảnh hơn chục “người tị nạn” giả mạo trong bộ áo bà ba, rêu rao là người dân chạy từ vùng giải phóng về với chính nghĩa quốc gia, xuất hiện giữa một bày quan chức cỡ bự và các phương tiện thông tin đại chúng để thêm phần mùi mẫn. Nhưng màn kịch giả trá đó lập tức bị lật tẩy khi một người đàn bà bán bún kêu lên the thé khi chị chỉ mặt tên “thầy đội rỗ” – một hung nô tay sai tại quận – chuyên ăn bún chịu tiền, lại giả danh là “người tị nạn” hòng lừa gạt dư luận. Thế là đi tong cả một âm mưu gian xảo, đi tong cả một sự sắp đặt dàn dựng công phu lộ mặt bọn trơ trến bỉ ổi hết chỗ nói, còn lại trong sân, tô hô chỉ có “ông” Trưởng chỉ thông tin quận Mỹ Xuyên kiêm trưởng ban tổ chức đứng chết sững như trời trồng, bộ mặt chai ngắt sượng sùng đến mức không còn sách vở văn chương nào diễn tả nổi”. Bút pháp Lê Vĩnh Hòa cô đọng, dồn nén. Ông thể hiện đan xen khá nhuần nhuyễn hai phương diện trữ tình và hài hước của đời sống hiện thực khiến cho người đọc thương cảm với những mảnh đời bị kìm kẹp, vùi dập trong đau khổ, tăm tối, phẫn uất trước những kiếp người bị oan trái, đày đọa, đồng thời tìm được cái cười nhạo báng, cười ra nước mắt trước sự bỉ ổi, đê tiện, xấu xa, lố bịch, giả dối của bọn thống trị ăn trên ngồi trốc, sống phè phỡn, bất nhân trên mồ hôi nước mắt, xương máu của đồng loại, đồng bào.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lê Minh

Lê Vĩnh Hòa viết chưa được nhiều, nhưng đã cố gắng bám sát đời sống hiện thực mới, nhanh nhạy ghi lại những tấm lòng thơm thảo của bà con lao động hướng về kháng chiến, chính nghĩa và sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Thơ Lê Vĩnh Hòa không nhiều bằng văn xuôi, song phần nào nói lên được những tình cảm chân thật, gan ruột của tác giả đối với quê hương xứ sở đang chìm trong máu lửa, thiết tha mong mỏi một ngày không xa đất nước thống nhất, nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc (Màu áo quê hương, Xuân nhân loại).

Mất sớm ở tuổi chưa đầy 40 nhưng Lê Vĩnh Hòa đã có những đóng góp có giá trị lâu bền đối với nền văn hóa – văn nghệ dân tộc bằng những tác phẩm mang tính hiện thực sâu sắc, viết về cuộc đấu tranh một mất một còn cho độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. 

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top