Zen in the Art of the Bullet Journal | by Lance R. Fletcher | Medium

Giới thiệu nhà văn Ngô Thì Nhậm

Zen in the Art of the Bullet Journal | by Lance R. Fletcher | Medium

Tiểu sử nhà văn Ngô Thì Nhậm

(1746 – 1803)

Nhà thơ, nhà văn, nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm, tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, lại có hiệu Hải Lượng. Thuở nhỏ, ông còn có tên là Phó. Quê gốc : làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con cả Ngô Thì Sĩ, cháu Ngõ Thì Ức. Mẹ mất sớm, ông và các em ông được cha chăm sóc, nuôi dạy. Ngô Thì Nhậm học chữ với bố và ông nội, thông minh, nhanh nhẹn. Dự thi hương, ông đậu Giải nguyên. Năm 1775, lúc chưa đến 30 tuổi, dự thi hội và thi đình, ông đậu Tiến sĩ, cùng khoa với em rể Phan Huy Ích. Trước khi đậu Tiến sĩ, ông đã trúng khoa sĩ vọng và được bổ nhậm Hiến sát phó sứ Hải Dương. Tiếp sau đó, ông dự khảo thí ở Quốc tử giám trúng hạng ưu. Bước hoạn lộ của ông thời gian đầu khá thông đạt. Năm 1775, ông nhậm chức Hộ khoa cấp sự trung, 1776, ông  được thăng Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam rồi Đốc đồng trấn Kinh Bắc, 1778, ông kiêm thêm chức Đốc đồng trấn Thái Nguyên. Lúc này, thân phụ ông, Ngô Thì Sĩ đang giữ chức Đốc trấn Lạng Sơn, một trọng trấn ở biên thùy phía bắc. Ông lại có quân công đánh dẹp vụ nổi dậy của Hoàng Văn Đồng ở Tuyên Quang nên được chúa Trịnh ban khen “đánh giặc giỏi”. Lúc về triều, ông lại được nhà chúa ban khen khi ông tu soạn Thánh triều hội giám. Mới ngoài 30 tuổi, ông đã chứng tỏ là một trọng thần văn võ kiêm toàn.

Sau vụ án Canh Tý (1780), ông được thăng Công bộ Hữu Thị lang, nhưng lại bị dư luận kết tội bất trung, bất hiếu.

Năm 1782, Trịnh Sâm mất, lính tam phủ nổi dậy phế Trịnh Cán, diệt phe Thị Huệ – Quận Huy, đưa Trịnh Tông lên ngôi chúa. Triều đình và phủ liêu náo động hỗn loạn. Ngô Thì Nhậm lánh về Sơn Nam (Thái Bình ngày nay) quê vợ, chờ đợi thời cơ.

Năm 1787, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, trừng trị Võ Văn Nhậm lộng hành, lập lại kỷ cương ở Bắc Hà. Bắc Bình Vương xuống chiếu cầu hiền, thu phục sĩ phu và quan lại cũ có tài đức ra giúp nước. Ngô Thì Nhậm được danh sĩ Thuận Hóa Trần Văn Kỷ, người tâm phúc của nghĩa quân Tây Sơn giới thiệu, tiến cử với Bắc Bình Vương. Chúa tôi ý hợp tâm đầu. Ông được Vương đánh giá cao “Đó là ý trời muốn để dành người tài cho ta dùng”. Trước khi trở về Phú Xuân, Vương xuống lệnh tấn phong ông làm Tả Thị lang, tước Trình Phái hầu. Vương lại giao toàn quyền quản lý đất Bắc cho Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở… Ngô Thì Nhậm đã không phụ lòng ủy thác của Bắc Bình Vương.

Cùng với bộ tham mưu giỏi và nhiều tướng tài như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Dũng… ông đã tỏ rõ tài kinh bang tế thế, đáp được ơn tri ngộ của Vương một cách xuất sắc. Vì hoảng loạn, Lê Chiêu Thống bỏ nước đi cầu viện quân Mãn Thanh sang chiếm đóng nước ta. Tình thế vô cùng khẩn cấp Ngô Thì Nhậm và những người cộng tác đã thay mặt chúa công ổn định và thu phục nhân tâm, khích lệ sĩ phu và quan lại cùng với nhân dân chống giặc giữ nước. Khi quân địch tràn vào như nước vỡ bờ, Ngô Thì Nhậm thực thi diệu kế nhử địch :quân chủ lực rút về phòng tuyến Tam Điệp, tạm cho địch “nghỉ trọ” ở Thăng Long và tứ trấn. Khi đại quân của vua Quang Trung từ Nam kéo ra, lập tức xuất trận. Thần tốc, áp đảo làm cho hơn 20 vạn quân Thanh và tay sai tan tác chỉ sau 5 ngày đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Chính nhà quân sự thiên tài Quang Trung đã khen kế rút lui chiến lược là xuất sắc, là công đầu của người bề tôi tâm phúc Ngô Thì Nhậm.  Đuổi xong giặc nước, ông lại được giao một trọng trách mới : dùng ngoại giao để dập tắt chiến tranh, gây tình hòa hiếu lân bang. Một phần nước láng giềng đã chờn trước sức mạnh của quân dân ta, phần khác, do tài ngoại giao của đại thần họ Ngô, Hoàng đế Càn Long nể vì Quang Trung nên thoái lui ý đồ bành trướng, đất nước trở lại yên bình và phát triển. Quang Trung băng hà quá sớm để lại một khoảng trống lớn, không bù đắp được. Vua kế vị còn trẻ, triều thần chia năm sẻ bảy, công thần Ngô Thì Nhậm ít được tin dùng. Sau khi cầm đầu phái bộ sang Yên Kinh trở về, ông xin nghỉ hưu tạ phường Bích Câu, chuyên tâm nghiên cứu đạo thiền. Không bao lâu, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn.

Đọc thêm  Giới thiệu Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790)

Năm 1803, Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành và Phó tướng Đặng Trần Thường cho đòi Ngô Thì Nhậm. Phan Huy Ích… đến Văn miếu Thăng Long đánh đòn trả thù, ông mất trong dịp này. Trong tiểu sử Ngô Thì Nhậm có một vấn để cần phải làm sáng tỏ : Vai trò của ông trong vụ án Canh Tý (1780) ?

Nguyên do là : tháng Tám nằm Canh Tý (1780), Trịnh Tông biết cha mình có ý muốn phế truất mình để cho Trịnh Cán lên ngôi thế tử. Nhân Trịnh Sâm ốm nặng, Tông liền cấu kết với một số đại thần như Nguyễn Khản, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Đĩnh, Chu Xuân Hán… để khi cha “nằm xuống” thì kéo quân vào phủ chúa bắt Trịnh Cán, giết Chánh đường Quận Huy. Âm mưu bị phát giác đúng lúc Trịnh Sâm khỏi bệnh. Sâm giáng Tông làm con thứ và ra lệnh trừng phạt nặng nề những người có liên quan. Hai ông Tuân và Hán bị bức tử. Cùng địp đó, Ngô Thì Sĩ chết tại dinh Đốc trấn Lạng Sơn. Đồng thời Ngô Thì Nhậm lại được thăng chức Công bộ Hữu Thị lang. Thế là dư luận ồn lên “sát tứ phụ nhi Thị lang” (Giết bốn bậc cha để được chức Thị lang). Sau này, Quốc sử quán triều Nguyễn cũng ghi như thế.

Sự thực như thế nào ? Vào đầu thập kỷ 80, TK XVII, dưới thời Trịnh Sâm,phủ liêu rối như canh hẹ, phe này phái nọ tranh giành nhau quyết liệt. Có lẽ số người không ưa, thậm chí ganh tị với ông đã chớp thời cơ ông được thăng quan để vu vạ cho ông. Còn như nói Ngô Thì Sĩ do can ngăn con không được mà uống thuốc độc tự tử là ít thuyết phục, bởi lẽ trong hai năm 1778 – 1780, cha con ông không có dịp gặp nhau thì làm sao có sự can ngăn ấy ? Hơn nữa, lúc Trịnh Tông được lính tam phủ đặt lên ngôi đã ra tay đền ơn trả cán đến kẽ tóc chân tơ, nhiều người  được thăng chức đến Quốc sư Tham tụng như Nguyễn Khản, lắm kẻ bị trừng phạt nghiêm khắc, thế mà Ngô Thì Nhậm không bị truy bắt để trả thù 2? Cân nói thêm : thời đó trong thân tộc họ Ngô Thì cũng trống xuôi kèn ngược : ông Nhậm là danh thân của Tây Sơn nhưng Ngô Thì Đạo chú ông, Ngô Thì Chí – em ông, lại ra mặt chống Tây Sơn, do đó Ngô gia thế phả không dễ gì bỏ qua nếu quả thực ông Nhậm vì bả vinh hoa mà mang tội phản phúc. Ngô Thì Nhậm không những thức  thời, mà còn sống rất hiếu để, trung thực.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Vũ Đình Long

Tác phẩm của nhà văn Ngô Thì Nhậm

Sau Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm được coi là đại nho uyên bác, ông để lại một di sản văn hóa, văn học rất đa dạng.

– Sáu tập thơ sáng tác trong nước là : Bút hải tùng đàm, Thúy vân nhàn vịnh, Ngọc đường xuân khiếu, Cúc hoa thi trận, Thủ cận đương ngôn, Cẩm đường nhàn thoại. Các tập có tên Hàn các anh họa, Kim mã hành dư, Hy Doãn thủ văn tập đều chép lại một phần thơ trong các tập kể trên và có thêm một số bài văn.

– Hai tập thơ sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc là Yên đài thu vịnh và Hoàng hoa đồ phá (trên chép thơ, dưới vẽ tranh).

– Văn xuôi : Bưang giao tập hay Bang giao hảo thoại, tập hợp những bài văn: ngoại giao giữa nhà Tây Sơn và nhà Thanh.

– Về sử có Xuân thu quản kiến.

– Về triết có Trúc Lâm tông chỉ nguyên tham…

Ngô Thì Nhậm vào đời, đỗ đạt, xuất xứ, sáng tác và trước tác trong non ba thập kỷ cuối TK XVIII, giai đoạn “bể dâu” của lịch sử thời đó. Qua thơ văn của ông, có thể thấy ông là người thức thời, biết sáng suốt “nhận đường”, sớm thoát cảnh ôm mối nguy trung hay nấn ná chờ thời, chán nản với vận hội giang sơn như phần đông sĩ phu quan lại triều Lê – Trịnh. Chưa phải ngày một ngày hai ông đã tìm ra chính đạo, nhưng ông nhạy bén, dự cảm được thời thế sẽ đổi thay, bi kịch thời đại sẽ được giải tỏa. Viết nên tác phẩm Mộng Thiên Thai phú (Bài phú về giấc mộng Thiên Thai) trong bối cảnh đầy gian nan thử thách, hẳn đã kết tinh sự suy tư khá sâu sắc của ông. Bài phú nhấn mạnh bản lĩnh của kẻ sĩ có tài đức “Giấu kín hòn kia viên mỹ ngọc, Náu sâu vực nọ bóng thần long, Để đợi người biết tài ngươi, làm theo chí ngươi, Xoay lại cả “tám dần”, “tám cực”…”. Cuối bài bộc lộ khát vọng niềm tin tìm được người tri kỷ để đem “sở tồn” làm “sở dụng”. Bài phú chắc chắn ra đời lúc tài danh của Bắc Bình Vương đã vang lừng trên đất Bắc. Cái người mà ông chờ đợi sẽ biết đến “đài thiêng” và tài năng của ông chính là người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ đang vẫy vùng ở phương Nam. Mộng Thiên Thai phú quả là bản tuyên ngôn nhận đường của Hy Doãn tiên sinh !

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Kiên

Là nhà thơ, Ngô Thì Nhậm sáng tác khá nhiều, đề cập đến rất nhiều đề tài ; bên cạnh thơ tả cảnh, tả tình, tự sự còn có thơ vịnh sử, thơ đi sứ…

Đọc thơ ông, ta bắt gặp những bài rất thanh thoát, chứng tỏ thi nhân say với cảnh vật, lột tả được cái thần của cảnh vật (7iy thanh). Có lúc đối cảnh sinh tình, nhìn mưa xứ Huế dầm dề bao phủ đảo xa mà tưởng nhớ đến thân phận giai nhân ngày trước (Tích vĩ Huyền Trân – mưa dâm ở đảo Huyền Trân) : “Sinh vật hai châu còn đất tốt, Giai nhân một kiếp chịu oan tình” (Lời dịch – Hợp tuyển thơ văn Việt Nam). Hy Doãn còn dành một phần thơ tưởng nhớ cha, gửi em, gửi vợ. Chùm thơ Hoài nội (Nhớ vợ) toát lên ý tình giản dị, chân thành, cảm động :

Hối chẳng cùng vui cảnh ruộng đồng

Đỉnh chưng để lụy khách khuê phòng

Tu lâm chân tới đường gai góc,

Nàng dắt con đi bước ngại ngùng…

(Hoài nội I) :

Hy Doãn Ngô Thì Nhậm đã mang tiếng oan một thời. Sự thực, ông là bậc đại trí, đại tài đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp Tây Sơn và cho dân tộc trên lĩnh vực : chính trị, ngoại giao, văn hóa, văn học. Bắc Bình Vương đã trọng dụng, coi ông là bề tôi tâm phúc và đã tạo cơ hội cho ông “xoay lại cả tám dân” “tám cực”.

Vai trò họ Ngô to lớn và quan trọng như thế nào trong cuộc đại phá quân Thanh, Hoàng Lê nhất thống chí và nhiều sử sách đã ghi nhận. Chiến tranh, chấm dứt, ông lập thêm chiến công mới trên mặt trận ngoại giao. Bưng giao tận gồm nhiều bài sớ, tấu, biểu, trần tình, – chiếu… Trần tình biểu, Cầu hôn biểu…là những áng văn ý đẹp, lời hay, biện luận sắc sảo có giá trị thuyết phục, kết giao tình hòa hiếu lân bang.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top