Nhà thơ Anh Ngọc: Những câu thơ vẫn hành quân không nghỉ - ThoTre.Com

Giới thiệu nhà văn Ngọc Anh

Nhà thơ Anh Ngọc: Những câu thơ vẫn hành quân không nghỉ - ThoTre.Com

Tiểu sử nhà văn Ngọc Anh

(1934 – 1965)

Tên thật là Nguyễn Ngọc Anh, sinh ngày 3.3.1934, tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 14 – 15 tuổi ông vào học trường Trung học bình dân quân sự khu V, là thiếu sinh quân. Học xong, ông được cử làm phóng viên mặt trận Tây Nguyên. Ở đây, ông sống chan hòa cùng các đồng bào dân tộc thiểu số : Êđê, Bana, Xêđăng, Giarai, Giẻ, Triêng,  cùng với họ làm rấy, đánh giặc. Cùng đồng đội, ông tổ chức vũ trang tuyên  truyền tại các buôn làng, biểu diễn văn nghệ lưu động. Do có ngoại hình đẹp, trắng trẻo, ăn nói nhẹ nhàng, ông rất được người xem tán thưởng trong các vai nữ trên sân khấu kịch.

Từ Tây Nguyên trở về, ông làm báo Vệ quốc quân thuộc Phòng chính trị Bộ tư lệnh Quân khu V. Những năm tháng làm báo, tuyên truyền và hoạt động văn nghệ ở Tây Nguyên và Trung Trung Bộ đã giúp ông thâm nhập vào đời sống, tâm hồn nhân dân các dân tộc, nuôi dưỡng cảm hứng, tích lũy các nhân tố quyết định cho sự thành công sau này của ông.

Tác phẩm nhà văn Ngọc Anh

Cuối năm 1954, Ngọc Anh tập kết ra Bắc. Buổi đầu ông công tác ở Ban dân tộc TƯ. Vào khoảng cuối những năm 50, rải rác trên báo chí văn học ở miền Bắc xuất hiện những bài thơ với phụ chú “Từ miền Nam gửi ra” của các dân tộc Tây Nguyên và ở cuối bài phi một dòng khiêm tốn : “Ngọc Anh phỏng dịch”. Đó là các bài : Chiếc khăn thêu, Thương cụ Hồ, Thương Đảng, Bóng cây kơnia… Chính ra, về sau mới biết đó là những bài thơ do Ngọc Anh thực làm, nhưng với bản tính khiêm tốn, ông đã giấu mình là tác giả, để để cao truyền thống văn nghệ dân gian, tinh thần dũng cảm, bất khuất, lối sống gần gũi với thiên nhiên và phóng khoáng của đồng bào thiểu số Tây Nguyên mà ông đã từng gắn bó và quý trọng. Bài Bóng cây kơnia – ghi thời gian làm : năm 1959 – đúng vào thời kỳ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với luật 10/59 chủ trương khủng bố tàn bạo những người kháng chiến, yêu nước – dõng dạc cất lên tiếng lòng tâm huyết, niềm tin son sắt thủy chung, bất khuất của những người mẹ, người vợ, của đồng bào miền Nam, trong đau thương vẫn luôn luôn hướng về người thân, về ánh sáng và cội nguồn của cách mạng – miền Bắc hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa. Bài thơ lập tức chinh phục và hòa nhập với bao tấm lòng của các thế hệ người Việt suốt gần nửa TK sau.

Con giun sống nhớ đất

Chim phí sống nhớ rừng

Em và mẹ nhớ anh

Uống theo nguồn miền Bắc

Như bóng cây kơnia

Như gió cây kơnia

Có thể so sánh bài thơ này với bài Đợi anh vẻ của K.Ximonốp (Liên Xô cũ) về sự bắt rễ sâu vào lòng người của thơ ca, khi nó chạm vào miền tâm thức nhân bản sau kín của con người, thức dậy những gì là cao đẹp của con người. Và nói như nhà thơ Thanh Quế, Ngọc Anh đã tái sinh ra cây kơnia mới, nhờ nhà thơ đã thổi tâm hồn thiết tha mà nồng nàn của mình vào mà cái cây dường như vô danh kia trở thành một hình tượng biểu trưng vô cùng sống động, bất diệt và sừng sững của núi rừng, con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường, được toàn dân ta và cả nhân loại biết đến, cảm phục (Văn nghệ, 4-9 – 1999).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Anh Thơ

Đầu những năm 60, Ngọc Anh về Viện Văn học, là một trong những người đi đầu, quan tâm đến việc khai thác, giới thiệu, văn học dân gian các dân tộc Việt Nam, đặc biệt của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Tây Bắc. Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học rồi Tạp chí Văn học từ năm 1961 – 1965 ông đã có hàng chục bài viết, sưu tầm, trao đổi, giới thiệu một số trường ca, thơ ca và truyện cổ Tây Nguyên : Trường ca Đăm Di (Êđê), thần thoại Êđê, Chàng Ná Ì (truyện Hơre), giúp người đọc nhận rõ tinh hoa nghệ thuật và truyền thống anh hùng, chiến đấu dũng cảm của người Tây Nguyên. Ông cũng quan tâm đến việc đánh giá lại truyện Mỵ Châu Trọng Thủy, một truyền thuyết lâu đời, đa nghĩa của dân tộc Việt, sự phát triển của văn xuôi miền núi qua tập truyện ngắn của nhà văn người Tày, Hoàng Hạc : Ke Nam.

Cuối năm 1964, Ngọc Anh có tên trong danh sách những người xung phong đi B. Ông trở về miền Nam, dừng chân ở tỉnh Kon Tum, không nề hà các công việc được giao. Ông chăm lo xây dựng đoàn văn công tỉnh, huấn luyện các tiết mục của đoàn, mặt khác vẫn cặm cụi ghi chép, đi sâu tìm hiểu đời sống văn hóa, kho tàng văn nghệ phong phú của nhân dân nơi đây, với biết bao ấp ủ, dự định cho những công trình lớn mai sau.  Tiếc thay, do phương tiện hoạt động thiếu thốn và sự bất cẩn trong một lúc ít ngờ tới, ông bị tai nạn, từ trần vào ngày 15.10.1965, ngay trên mảnh đất mà ông yêu quý, trọn đời gắn bó, thân thương.

Đọc thêm  Giới thiệu Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập

Ngọc Anh – nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, nhà thơ, tuy sáng tác chưa nhiều (không có tên trong Nhà ăn Việt Nam hiện đại của Hội nhà văn Việt Nam) nhưng những tác phẩm  thơ đích thực đậm chất dân gian, truyền thống mà ông để lại là hiếm có và vô cùng đáng quý.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

 

Scroll to Top