Trang thơ Nguyễn Bùi Vợi (61 bài thơ)

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi

Trang thơ Nguyễn Bùi Vợi (61 bài thơ)

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi

Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, sinh ngày 5.11.1934. Quê gốc : xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. “Ông từng dạy học ở Phú Thọ rồi về công tác tại Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam (1976 – 1996) cho đến khi nghỉ hưu. Hiện sống tại Hà Nội.

Tác phẩm nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi

Tác phẩm : Hạnh phúc (thơ – 1956), Quê xanh (thơ – 1975), Bông hoa cỏ – Mặt gương sơi (thơ chung – 1981), Gió và lửa (thơ in chung – 1983), Thơ giữa đời thường (thơ – 1990), Chuyện vui các nhà văn Việt Nam hiện đại (1992), Con gái cô Út Tịch (truyện thơ), Anh là chiến sĩ (truyện  1977), Trống trận đêm xuân (Trường ca – 1980), Nắng đất rừng (truyện – 1981), Gươm thề Lũng Nhai (trường ca – 1985).

Nguyễn Bùi Vợi có thơ đăng rải rác trên các mặt báo từ những năm 1955, 1956 khi đang còn là giáo sinh sư phạm. Đến năm 1975, tập thơ Quê xanh ra đời khi ông đã có ngót 20 năm cầm bút. Ở một mức độ nào đó tập thơ đã cho ta tiếp cận được với tâm hồn ông – một tâm hồn có nhiều bóng mát, bình dị mộc mạc mà trĩu nặng nghĩa tình. Vẻ đẹp trong thơ ông thuộc vẻ sự hiền lành, chân chất như bó hoa đồng nội khiêm nhường. Thơ ông lay động người đọc bằng tiếng nói nhỏ nhẹ, chân thành, nhiều ân nghĩa cưu mang đối với cuộc đời. Từ Quê xanh đến Mặt gương soi, rồi đến Gió nóng, thơ Nguyễn Bùi Vợi đều có chung một âm hưởng ấy. Trong thơ ông hiện lên một Cuộc đời lam lũ, vất vả nhưng cũng thật đáng sống. Đáng tin yêu. Thơ Ông là tiếng nói của một tấm lòng biết ơn sâu nặng. Đọc thơ Nguyễn Bùi Vợi, ta cứ có cảm giác ôn san tuôn coi mình là người mang ơn, mắc nợ cuộc đời, cho dù trong đời, Ông là người chẳng nhận được may mắn là bao. Cái tôi của nhà thơ trăn trở không yên trước mỗi nghĩa cử ở đời. Ông “bồn chồn gan ruột” trong nỗi nhớ không mùa về một miền quê Xứ Nghệ gió Lào và nắng gắt. Ông đau đáu nhớ về những cái tốt đẹp đã qua. Thể hiện tình cảm đối với thầy giáo cũ, Nguyễn Bùi Vợi có cách nói đầm ấm, chân thành của riêng mình.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Việt Sử Diễn Âm

Giọng thơ Nguyễn Bùi Vợi nói – chung ít cái vui tươi náo nức mà thường nghiêng về những ơn nghĩa, hy sinh, trách nhiệm. Do vậy, nên thật là thú vị khi thấy trong thơ ông xuất hiện bài Qua Thậm Thình. Bài thơ tươi mát, tỨ thơ phóng khoáng, hồn nhiên dân dã mà cũng hết sức gợi cảm. Truyền thuyết của cha ông xưa sống dậy trong một cảnh quan huyền ảo, giàu chất thơ : “Trăm cô gái tựa tiên sa, Múa chày đôi với chày ba rập rình, Đêm đêm, tiếng thậm, tiếng thình. Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non”.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top