Pencil Composition - Free photo on Pixabay

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dữ

Pencil Composition - Free photo on Pixabay

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dữ

 Nhà văn Nguyễn Dữ, nửa đầu và giữa TK XVI. Quê gốc : làng Đỗ Tùng, Gia Phúc, Hồng Châu, nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là con cả của Tiến sĩ khoa  Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) Nguyễn Tường Phiêu và có ý kiến cho ông là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), là bạn học của Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) nhưng theo tuổi tác vì ông làm quan trước khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê (1526) thì có lẽ không phải. Theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (1777), thì Nguyễn Dữ thi hương đỗ Hương cống, thi hội nhiều khoa trúng kỳ đệ tam, được tuyển bổ Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Ông làm quan mới được một năm, liền lấy cớ là xa nhà, xin từ chức “để về nhà hầu cha mẹ. Sau nhà Mạc cướp ngôi vua, ông không thể ra làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ bước chân đến chốn thành thị.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dữ

 Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán gồm 4 quyển, 20 thiên, có Lời tựa của Hà Thiện Hán đề năm 1547 và tương truyền Đại hưng hầu Nguyễn Thế Nghi, bạn thân của Mạc Đăng Dung đã dịch ra chữ Nôm, được thầy dạy là Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì Truyền kỳ mạn lục có 22 truyện, nhưng các bản sách hiện còn đều gồm 20 truyện. Các truyện được viết bằng tản văn xen lẫn biển văn và thơ ca, từ khúc, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả (hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả). Đó là những lời bình thường trên cơ sở nội dung câu chuyện mà rút ra lời răn dạy đạo lý theo quan điểm nho gia. Trừ một truyện đời Lý (Truyện gã Trà đồng giáng sinh), còn lại là các truyện xảy ra ở đời Trần, đời Hồ hoặc Lê sơ, từ Nghệ An trở. Ra. Trong Truyền kỳ mạn lục có những truyện cổ dân gian khá quen thuộc như Từ Thức lấy vợ tiên, Người con gái Nam Xương. Lại cũng có truyện giống truyện nước ngoài như truyện Cây gạo giống truyện Cây đèn mẫu đơn trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu thời Minh, Trung Quốc. Điều này khiến một số học giả nước ngoài, và cả một số nhà nghiên cứu là người Việt Nam, cho rằng Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của Cù Hựu, thậm chí vay mượn Tiễn đăng tân thoại. Thực ra đây là điều dễ hiểu trong mối quan hệ, ảnh hưởng của văn học cổ Trung Hoa đối với văn học cổ Việt Nam, Nguyễn Dữ có chịu ảnh hưởng của thể loại truyền kỳ Trung Quốc nhưng đó là quá trình học tập, quá trình “ăn lá nhả tơ” để có được một thiên cổ kỳ bút. Truyền kỳ mạn lục là thành công to lớn trong quá trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Dữ.

Về mặt nội dung, Truyền kỳ mạn lục chứa đựng nội dung phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm cũng đồng thời cho thấy những phức tạp trong tư tưởng nhà văn.

 Nguyễn Dữ phản ánh hiện thực xã hội thời đại mình qua thể truyền kỳ nên tác giả thường lấy xưa để nói nay, lấy cái kỳ để nói cái thực. Đọc Truyền kỳ mạn lục nếu biết bóc tách ra cái vỏ kỳ ảo sẽ thấy cái cốt lõi hiện thực, phủi đi lớp sương khói thời gian xưa cũ, sẽ thấy bộ mặt xã hội đương thời. Đời sống xã hội dưới ngòi bút truyền kỳ của nhà văn hiện lên khá toàn diện từ bộ mặt giai cấp thống trị đến cuộc sống người dân, từ bộ máy nhà nước với quan tham lại nhũng đến những quan hệ xã hội với nền đạo đức đổi phong bại tục. Trong Truyện đối đáp của người tiều phu núi Nưa, qua lời nhân vật tiểu phu tố cáo vua nhà Hồ mà thấy được đời sống xa hoa trụy lạc của vua chúa đương thời. Ở truyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào, mượn lời Tử Hư trao đổi với thầy học là Dương Trạm, nhà văn phản ánh tình trạng quan tham lại nhũng đang phổ  biến lúc bấy giờ : “Ông mỗ ở ngôi trọng thần mà tham lam không chán, ông mỗ làm chức sư tư mà mô phạm không đủ, ông mỗ coi lễ mà lễ nhiều thiếu thốn, ông mỗ chăn dân mà dân bị  tai hại… lớn thì làm việc bán nước…  nhỏ thì làm việc dối vua”. Nạn chiến  tranh phong kiến làm cho dân khổ sở  điêu đứng được nói đến trong Người nghĩa phụ Ở Khoái Châu. Nạn lưu manh, cướp bóc được phản ánh qua truyện Tướng Dạ Xoa, Cái chùa hoang ở huyện Đông Triều. Truyện Cuộc kỳ ngộ ở Trại Tây cho thấy tình trạng nho học suy đổi, truyện Nghiệp oan của Đào Thị, Cái chùa hoang ở huyện Đông Triều cho thấy đạo Phật cũng bộc lộ nhiều mặt tiêu cực. Các truyện Người nghĩa phụ Ở Khoái Châu, Cây gạo, Yêu quái ở Xương Giang phản ánh thể lực của đồng tiền, cùng lối sống trụy lạc của tầng lớp thị dân hư hỏng… Thái độ của Nguyễn Dữ đối với xã hội đương thời là tố cáo, lên án hiện thực xã hội, chủ yếu từ lập trường đạo đức. Giáo lý nho gia và một phần là đạo lý dân tộc đã trở thành những chuẩn mực để ông phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc. Nhiệt tình phê phán của nhà văn là nhằm mục đích “phù nghiêng đỡ lệch”, là để xây dựng một xã hội phong kiến lý tưởng theo quan niệm của nho gia.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh

Nếu khi phê phán, tố cáo hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ chủ yếu đứng trên lập trường đạo đức thì khi phản ánh số phận con người, ông lại xuất phát từ lập trường nhân văn. Chính vì vậy, Truyền kỳ mạn lục chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc. Về phương diện này, Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam. Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ. Nhà văn đã nói lên một cách sâu sắc những bí kịch cùng những khát vọng chân chính của người phụ nữ, đồng thời hướng tới những giải pháp” Xã hội, nhưng vẫn bế tắc trên đường đi ủm hạnh phúc cho con người. Trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục có tới gần nửa số truyện phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ. Có truyện để cập tới bi kịch gia đình, bi kịch của lòng chung thủy như Người con gái Nam Xương. Có truyện phản ánh bi kịch tình yêu tan vỡ như Nàng Túy Tiêu, Lệ Nương. Có truyện phản ánh bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm như Người nghĩa phụ Khoái Châu, Yêu quái ở Xương Giang. Những người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục dù là tấm gương thủy chung, tiết liệt như Vũ Thị Thiết (Người con gái Nam Xương), Nhị Khanh (Người nghĩa phụ Khoái Châu Túy Tiêu (Nàng Túy Tiêu), Lệ Nương  (Truyện Lệ Nương). hoặc là ma quái  hiện hình như Đào Hàn Than (Nghiệp oan của Đào Thị), Thị Nghi (Yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (Cây gạo) thì họ đều có một kết cục bi thảm nhiều khi đến khốc liệt. Người được giải oan, kẻ còn ngậm oan, nhưng bi kịch là con đường vạch sẵn cho số phận của họ.

Trong những số phận bi kịch, Nguyễn Dữ đã nhận ra những khát vọng chân chính của con người và ông đã trần trọng ghi lại trong Truyền kỳ mạn lục. Những khát vọng đó mang giá trị nhân văn, như khát vọng tình yêu lứa đôi (Nàng Túy Tiêu, Lệ Nương), khát vọng hạnh phúc gia đình (Người con gái Nam Xương, Người nghĩa phụ Khoái Cháu), khát vọng giải phóng tình cảm bản năng (Cây gạo, Nghiệp oan của Đào Thị)… phản ánh khát vọng tình cảm, khát vọng hạnh phúc của con người. Truyền kỳ mạn lục là bước chuẩn bị cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn tiếp theo.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trịnh Căn

Thể hiện những khát vọng chân chính trong những số phận bi kịch, dường như Nguyễn Dữ phần nào thấy được chính các thế lực xã hội cường quyền hoặc thần quyển đã phủ nhận khát vọng của con người là nguyên nhân dẫn đến bi kịch. Nhà văn thông qua số phận nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục đã đi tìm những giải pháp hạnh phúc cho con người. Và, như nhiều tác giả của văn học quá khứ, Nguyễn Dữ đã tìm đến giải pháp thiên mệnh của Nho giáo, quan niệm nghiệp duyên quả báo của Phật giáo, những phương thuật, cầu đạo, tu tiên của Đạo giáo. Ông tìm lời giải đáp cho hạnh phúc của con người Ở Thiên tào, cõi tiên. ở thế giới bên kia, Ở cõi trần. Có lúc ông đã gặp tư tưởng nhân văn của quần chúng như trong Từ Thức lấy vợ tiên để khẳng định hạnh phúc ở giữa cõi trần chứ không phải Ở thế giới siêu hình. Nhưng rồi nhìn lại cõi trần, nhà văn chỉ thấy những đau khổ của con người, nhân dân điêu đứng cơ cực, Nguyễn Dữ lại rơi vào bế tắc. Những giải pháp siêu hình không giúp ông giải quyết những vấn đề đặt ra trong hiện thực.

Truyền kỳ mạn lục phản ánh những mâu thuẫn phức tạp trong tư tưởng tác. giả. Nổi bật là mâu thuẫn giữa tư tưởng bảo thủ của nhà nho Nguyễn Dữ và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ. Một mặt nhà nho Nguyễn Dữ đứng lên bảo vệ quan điểm đạo đức nho gia, mặt khác, nhà văn Nguyễn Dữ bênh vực quyền sống và quyền hạnh phúc của con người. Tiếng nói của nhà nho Nguyễn Dữ lên ấn Hà Nhân là người học trò hư hỏng thì cảm hứng của nhà văn Nguyễn Dữ lại say sưa miêu tả tình yêu lứa đôi vượt ra ngoài lễ giáo (Cuộc kỳ ngộ ở Trại Tây). Nhà văn Nguyễn  Dữ đồng cảm trước mối tình thủy chung thắm thiết giữa nàng Túy Tiêu xinh đẹp, tài năng với chàng Dư Nhuận Chi hay thơ nổi tiếng đất kinh kỳ và ca ngợi cuộc đấu tranh của đôi lứa chống lại Thân Trụ Quốc tàn bạo, thì nhà nho Nguyễn Dữ lại kết tội Dư Nhuận Chi là “yêu một người con gái bất chính” là kẻ ngu (Nàng Túy Tiên). Ở các truyện Nghiệp oan của Đào Thị, Lệ Nương… đều có thể thấy những mâu thuẫn phức tạp này trong tư tưởng tác gia. Trong cuộc đấu tranh giữa nhà nho Nguyễn Dữ và nhà văn Nguyễn Dữ, nhiều khi nhà văn Nguyễn Dữ với tư tưởng nhân văn tiến bộ đã thắng nhà nho Nguyễn Dữ với tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Nhiều khi những hình tượng nghệ thuật có đủ sức mạnh để phủ nhận quan điểm tác giả ở những lời dân truyện, những lời bình trực tiếp. 

Về mặt nghệ thuật, Truyền kỳ mạn lục là bước phát triển đột khởi trong quá trình lịch sử của văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam. Dòng văn xuôi này đã đi từ ghi chép thần tích, thần phả như Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (đầu TK XIV). ghi chép hành tích của các nhà sư như Thiền uyển tập anh ngữ lực (giữa TK XIV), Tam tổ thực lục (cuối TK XIV), ghi chép văn học dân gian như Lĩnh Nam chích quái lực của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiều Phú (TK XV), đến khuynh hướng viết về người thực, việc thực như Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng (đầu TK XV), khuynh hướng phóng tác như Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông (cuối TK XV). Với Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã đặt một mốc son trong quá trình chuyển văn xuôi tự Sự chữ Hán từ ghi chép sang phóng tác và sáng tác. Mặc dù nhan để của tác phẩm mang ý nghĩa ghi chép những truyện kỳ lạ lưu truyền ở đời, theo quan niệm “thuật nhi bất tác” (thuật lại mà không sáng tác) của nho gia, nhưng trong thực tế. phần hư cấu, sáng tác của tác giả là rất lớn. Truyền kỳ mạn lục đã đạt được thành tựu nghệ thuật nổi bật trên ba phương diện : xây dựng tình tiết, kết cấu câu chuyện, xây dựng nhân vật, sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo trong bút pháp nghệ thuật. Trừ vài truyện mang tính luận thuyết (Câu chuyện ở đền Hạng Vương, Truyện đối đáp của người tiêu phụ núi Nưa…) tình tiết đơn giản, các truyện còn lại phần lớn đều có tình tiết phong phú, kết cấu khá phức tạp. Bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật theo “loại” vẫn còn chi phối tác giả. Nhưng trong Truyền kỳ mạn lực đã có một số nhân vật mang tính cách riêng, một số nhân vật không chỉ xuất hiện với “con người hành động” mà còn xuất hiện với ”con người cảm nghĩ”. Tính cách của Nhị Khanh (Người nghĩa phụ Khoái Chân) là thủy chung, tiết nghĩa, đầy tình thương yêu đối với chồng con, qua những biến cố, sự kiện, tính cách đó càng được bộc lộ rõ nét. Tính cách Ngô Tử Văn (Chức phán sự đền Tản Viên) là khẳng khái, cương trực, không chỉ thể hiện qua lời dẫn chuyện mà còn bộc lộ qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Cốt truyện của Từ Thức lấy vợ tiên là cốt truyện dân gian nhưng khi xây dựng nhân vật Từ Thức, tác giả đã đi xa hơn văn học dân gian, để thể hiện “con người cảm nghĩ” của Từ Thức. Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật, nhà văn không chỉ dừng lại Ở thủ pháp nghệ thuật mượn những bài thơ để “ngụ tình”, mà có khi còn trực tiếp miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Truyền kỳ mạn lục có sự kết hợp thành công giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kỳ ảo. Truyện Chức phán sự đền Tản Viên có vẻ như “người thực, việc thực”, bởi. cách dẫn người, dẫn việc cụ thể, xác đáng đến cả thời gian, địa điểm. Nhưng câu chuyện lại cũng đầy tính chất ly kỳ bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi sống lại… Bút pháp kỳ ảo làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, tăng chất lãng mạn, trữ tình. Bút pháp hiện thực lại làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tuy nhiên, cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kỳ mạn lục vẫn là lấy cái “kỳ” nói cái “thực”. Nguyễn Dữ là người đầu tiên dùng thuật ngữ “truyền kỳ” đặt tên cho tác phẩm của mình và trong thực tế ông là người mở đầu mẫu mực của sáng tác truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hà Nhậm Đại hiệu Hoằng Phủ

Truyền kỳ mạn lục đã được người đời dành cho sự ưu ái và những lời đánh giá cao nhất : “Thiên cổ kỳ bút”, “áng văn hay của bậc đại gia”.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top