Tomoe River 68 gsm Artist Grade S68 Loose Leaf Paper - A5 - Blank - Cream -  100 Sheets | JetPens

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Lộ Trạch (1853 – 1898)

Tomoe River 68 gsm Artist Grade S68 Loose Leaf Paper - A5 - Blank - Cream - 100 Sheets | JetPens

Tiểu sử Nguyễn Lộ Trạch (1853 – 1898)

 Nhà văn Nguyễn Lộ Trạch tự Tổn Nhu và Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, Bàn Cơ Điếu Đồ, Tùng Linh và Hồ Thiên cư sĩ. Quê gốc : làng Kế Môn, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên, nay là xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông sinh tháng Giêng, năm Quý Sửu (1853) tại Cam Lộ, Quảng Trị, mất tháng Giêng, năm Mậu Tuất (1898) tại Bình Định. Cha là Nguyễn Thanh Oai (1816 – 1876), đỗ Tiến sĩ năm Quý Mão (1843), làm quan đến Quyền Hình bộ Thượng thư, Tổng đốc Ninh Thái.

Lúc nhỏ, Nguyễn Lộ Trạch nổi tiếng thông minh, học giỏi, nhưng dù là con một ông Tiến sĩ, ông không theo lối học cử tử mà tham bác nhiều sách vở, thiệp liệp nhiều nơi, ngông nghênh, khinh bạc, người đời thường gọi ông là “cậu Ấm tàng tàng”. Năm 20 tuổi, ông lấy vợ tên là Nguyễn Thị Nhàn, con gái Binh bộ Thượng thư Trần Tiển Thành. Ở nhà vợ, ông đã từng có dịp tiếp xúc với nhiều loại sách vở và nhất là chịu ảnh hưởng nhiều từ các bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ đã gửi đến triểu đình qua nhạc phụ ông.

Năm 25 tuổi, Nguyễn Lộ Trạch gửi lên triểu đình bản điểu trần đầu tiên dưới tên Thời vụ sách thượng. Năm 30 tuổi (1882), Viện Cơ mật có ý gửi ông sang Hương Cảng để học kỹ nghệ và bắt nối với Anh, Đức, nhưng việc không thành. Ông tiếp tục viết Thời vụ sách hạ, để nghị dời đô ra Thanh Hóa, chỉnh đốn quân sự, tài chính, ngoại giao để chuẩn bị kháng chiến. Năm 1884, thất vọng lui về ẩn dật, sưu tập các tác phẩm làm thành Qưỳ lục. Năm 1892, viết tiếp Thiên hạ đại thế luận, kết giao với những sĩ đại phu thời đó như Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Chu Mạnh Trinh, Trương Gia Mô. Đặc biệt Nguyễn Thượng Hiển và Trương Gia Mô rất tâm đắc với quan điểm của Nguyễn Lộ Trạch trong Thiên hạ đựi thế luận. Tác phẩm này cũng được Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đánh giá rất cao. Đến 1895, Nguyễn Lộ Trạch vào Phan Thiết để cùng bạn hữu chuẩn bị xuất dương, nhưng không có kết quả.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi

Tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch (1853 – 1898)

Ngoài những tác phẩm đã kể trên, Nguyễn Lộ Trạch còn là tác giả của khoảng 10 bài thơ, một số thư từ, một số từ, thoại, lục, phú… Thơ ông tuy không nhiều, nhưng khá hay và giàu cảm xúc. Đó là nỗi lòng của một kẻ sĩ buồn bã tiếc than cho cảnh đất nước bị giày xéo, chính chiến, loạn lạc, nung nấu một chí hướng nhưng không thực hiện được. Các bản điều trần của ông là sự tiếp nối Nguyễn Trường Tộ, có sức vóc vạm vỡ, phóng đạt của một trí giả không bị biến thành số đông “giá áo túi cơm”. Ông đã đề nghị tha thiết nhiều sách lược sát thực, đến ngay cả lúc không còn đường vãn hồi nữa, ông vẫn chủ trương những biện pháp cứu vớt tình thế. Các điều trần của Nguyễn Trường Tộ hầu hết bị rơi thỏm vào im lặng, còn các điều trần của Nguyễn Lộ Trạch ít nhiều cũng đã có tiếng vang với đương thời, được một vài người có hiểu biết hưởng ứng và khơi nguồn cho những tư tưởng canh tân đầu TK sau.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top