Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu
Nhà văn Nguyễn Minh Châu, sinh ngày 20.10. 1930, mất ngày 23.1.1989. Quê gốc : làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944 – 1945, học Trường mỹ nghệ Huế. 1945, ông tốt nghiệp thành chung. Tháng 1.1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Hà Tĩnh, sau đó gia nhập quân đội, theo học trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu Tiểu đoàn 722, 706 thuộc Sư đoàn 320. Năm i96I theo học Trường văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, ông về công tác tại Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông mất tại Hà Nội năm 1989.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Tác phẩm đã xuất bản : Cửa sông (tiểu thuyết), Dấu chân người lính (tiểu thuyết – 1972), Miền cháy (tiểu thuyết – 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết – 1977), Những người đi trong rừng ra (tiểu thuyết – 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn – 1983), Bến quê (truyện ngắn – 1985), Mánh đất tình yêu (tiểu thuyết – 1987), Có lau (truyện vừa – 1989).
Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cây bút văn xuôi Nguyễn Minh Châu đã góp phần không nhỏ vào việc phản ánh không khí hào hùng của đất nước cũng như sự hy sinh và tinh thần dũng cảm của bộ đội, nhân đân trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ. Những trang viết vẻ chiến tranh đầy nhiệt huyết và sinh động của ông đã lột tả hết cái tàn khốc cũng như sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Từ tác phẩm Cửa sông, Dấu chân người lính, đến Những người đi từ trong rững ra cho ta thấy một Nguyễn Minh Châu sắc sảo và tài hoa trong việc nắm bắt và thể hiện những vấn đẻ của hiện thực. Cảm hứng anh hùng ca bao trùm toàn bộ tác phẩm của ông thời kỳ này. Tỉnh thần yêu nước, đũng cảm hy sinh vì tổ quốc của cả một thế hệ thanh niên được Nguyễn Minh Châu mô tả khá đặc sắc trong Cửu sông và Dấu chân người người lính. Và vẫn là những người lính ấy đã thể hiện phẩm chất đáng quý của mình khi bát tay vào làm kinh tế, xây dựng đất nước (Những người đi từ trong rừng ra). Bám sát hiện thực, tìm ra cái cốt lõi, nắm bắt và thể hiện sinh động phần bản chất, nét tiêu biểu của con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh là đặc điểm của bút pháp Nguyễn Minh Châu trong những trang viết về để tài chiến tranh chống Mỹ. Ra khỏi cuộc chiến, trở về với đờc thường Nguyễn Minh Châu nhanh chóng bắt nhịp vào cuộc sống mới. Ông là một nhà văn khá nhạy cảm và xông xáo. Hầu hết các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này đều để lại dấu ấn đậm nét, không chỉ vì độ sâu của nội dung tư tưởng mà còn về sự tỉnh tế, uyển chuyển của phong cách nghệ thuật. Nhân vật trong tác phẩm của ông rất phong phú, đa dạng, nhưng nổi trội nhất là nhân vật người phụ nữ và người nông dân với đủ mọi phẩm chấp truyền thống vốn có : nhân hậu, dũng cảm, cần cù, biết hy sinh… và đẳng sau mỗi cuộc đời, mỗi số phận là những trăn trở về tình người, vẻ lẽ sống. Tính phức tạp, đa chiều, không giản đơn, sơ lược trong cách xây dựng nhân vật, sự trau chuốt, tính biểu cảm trong lối hành văn với những câu văn đa than sắc, đậm chất triết lý và trữ tình, cùng với cách nhìn – nhận và giải quyết các vấn để xã hội mang tính nhân bản sâu sắc, cho ta thấy quá trình vận động, chuyển biến mạnh mẽ của Nguyễn Minh Châu trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Nhắc tới Nguyễn Minh Châu người ta không quên được Bến quê, Cỏ lau, Phiên chợ Giát – những tác phẩm đã góp phần định hình nên phong cách của ông. Nguyễn Minh Châu thường đi sâu vào thế giới nội tâm, lấy biến cố, sự kiện làm nền để khai thác phần sâu kín của tâm hồn (Bến quê).
Ông đã đi đến tận cùng những hy sinh mất mát, những éo le trắc trở trong cuộc đời để khái quát lên những vấn đề mang tính nhân văn và thể hiện một chiều sâu triết học (Cỏ lau). Với Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã đưa đến một cái nhìn mới mẻ trong cách tiếp cận người nông dân, từ tính cách cho đến số phận. Tư tưởng tư hữu được cơi là mặt tiêu cực trước đây, nay được
Nguyễn Minh Châu chỉ ra những yếu tố tích cực, vì chính tư tưởng đó đã thúc đẩy người nông dân cẩn cù, chịu khó, cố vươn lên để tạo ra nhiều của cải cho bản thân và xã hội.
Phiên chợ Giát là một trong những cốt truyện tiêu biểu nhất của Nguyễn Minh Châu ở xu hướng đổi mới cách tiếp cận hiện thực,
Nhìn chung, Nguyễn Minh Châu đã góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nhiều hình tượng nhân vật đặc sắc, đặt ra nhiều vấn để mang tầm triết lý nhân sinh và quan trọng hơn là ông đã khơi mở một hướng đi mới trong sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác