Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thi
Nhà văn Nguyễn Thi sinh ngày 15.5.1928, mất ngày 7.5.1068, có tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca. Bút danh khác : Nguyễn Ngọc Tấn. Quê- gốc : làng Quân Phương Thượng, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm hương sư, mẹ buôn bán vặt. Thân phụ và thân mẫu nhà văn tham gia cách mạng từ những năm 30. Lên mười tuổi, ông mồ côi cha. Sau đó, mẹ lấy chồng khác, Nguyễn Thi puải sống nhờ họ hàng. Nhưng ông ham học và học giỏi. Năm 1943, ông theo người anh vào Sài Gòn kiếm ăn. Đây cũng là thời kỳ Nguyễn Thi bắt đầu sáng tác văn học.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi
Cách mạng tháng Tám nổ ra, Nguyễn Thi tham gia cách mạng tại Sài Gòn. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên huấn, rồi trỞ thành Đội trưởng Đội văn công Sư đoàn 330 miền Đông Nam Bộ. Thời kỳ này Nguyễn Thi chủ yếu làm thơ, sau tập hợp lại trong tập Hương đồng nội (1950). Để phục vụ kháng chiến ông còn vẽ tranh, soạn nhạc, soạn các điệu múa… :
Năm 1956, Nguyễn Thi tập kết ra Bắc. 1957 làm biên tập viên phần văn xuôi ở tạp chí Văn nghệ quân đội. Hai tập truyện ngắn Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962), hé chơ người đọc nhận thấy triển vọng của một tài năng. Với lối dựng truyện tự nhiên, chân thực, khả năng phân tích tâm lý tỉnh tế, lời văn trong sáng và giàu chất trữ tình, Nguyễn Thi đã thể hiện được một cách khá xúc động tấm lòng thương nhớ miền Nam đang trơng cảnh máu chảy đầu rơi. Nơi ấy, Nguyễn Thi cũng còn một người vợ trẻ và đứa con gái mà ông chưa hề biết mặt.
Năm 1962, Nguyễn Thí trở lại chiến trường miền Nam, công tác tại Cục chính trị quân giải phóng miền Nam, là một trong những thành viên sáng lập và – phụ trách tạp chí Văn nghệ quản giải phóng Đây là những năm tháng Nguyễn Thi “đi và viết”, bước chân ông từng đặt lên những mảnh đất ác liệt nhất như Bến Tre, Đồng Tháp Mười… Trong vô vàn khó khăn, gian khổ, tài năng Nguyễn Thi nở rộ với nhiều tác phẩm có giá trị. Rất tiếc là sức sáng tạo mạnh mẽ của ông phải chấm dứt khi nhà văn chiến sĩ ngã xuống trên chiến trường.
Tác phẩm : ngoài hai tập truyện ngắn Trăng sáng (1960) và Đói bạn (1962), nhà văn Nguyễn Thi đặc biệt nổi tiếng với tập truyện vừa Người mẹ cảm súng (1968). Bên cạnh đó, ông còn được dư luận chú ý với những tác phẩm Những sự tích ở đất thép, Chuyện vóm tôi, Mẹ táng nhà, Những đứa con trong gia đình, Đại hội anh lng, Dòng kinh quê hương… Ngoài ra, Nguyễn Thi còn để lại một số tác phẩm đang viết đở dang : §en trong đồng (truyện ngắn), Ước mơ của đất (ký), Ở xã Trung Nghĩa (tiểu thuyết)… Năm 1996, NXB Văn học cho ra đời Nguyễn Ngọc Tứn- Nguyên Thi toàn tập (gồm 4 quyền, 2.700 trang).
Có thể nói Nguyễn Thi là một nhà văn tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiểu nhà văn chiến sĩ. Ông hy sinh năm 1968 trên đường Minh Phụng khi cùng một mũi quân tiến công vào Sài Gòn trong dịp Tổng tiến công đợt 2 mùa xuân Mậu Thân lịch sử.
Là đứa con của xứ Bắc nhưng Nguyễn Thi đặc biệt gắn bó với miền Nam. Cuộc đời riêng nhiều éo le, bất hạnh đã khiến cho Nguyễn Thi sớm trải đời, giàu suy tư, sâu sắc và nhân hậu. Nổi lên trên trang viết của Nguyễn Thi là hình ảnh của những người mẹ, những em bé… căm thù giặc, dám xả thân vì độc lập, tự do của tổ quốc. Họ sống với tinh thần “còn cái lai quần cũng đánh”.
Sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Thi là ở năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. Nhân vật của ông bao giờ cũng sắc nét góc cạnh, có cá tính mãnh liệt. Văn Nguyễn Thi vừa đầy ắp hơi thở của hiện thực, vừa giàu chất trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. Không chỉ thế, “Những tác phẩm của Nguyễn Thi đi vào lòng người bởi đã biết sử dụng bút pháp dân gian huyền thoại hóa, cổ tích hóa những sự thực trần trụi của chiến tranh thành những sự rícj: mang màu sắc thần thoại” (Ngô Thảo) mà Người mẹ cảm súng (1966) là một mình chứng sinh động. Nguyễn Thi ra đi khi tài năng bước vào độ chín. Ba chương sách Ở xã Trung Nghĩa cho thấy tầm vóc của một tiểu thuyết có giá trị lớn vẻ một thời kỳ đau thương và anh dũng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Nơi Nguyễn Thi ngã xuống đã trở thành tên một đường phố mang tên ông : đường Nguyễn Thị, thuộc quận 7, TP Hồ Chí Minh ngày nay.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác