Tiểu sử nhà văn Nguyễn Văn Bổng
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng sinh ngày 1.1.1921 mất ngày 9.7.2001. Bút danh khác: Trần Hiếu Minh, Nguyên Trung, Vương Quế Lâm, Phương Nguyễn. Quê gốc : xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh trong một gia đình nho học. Thưở nhỏ ông sống và đi học ở Huế, sau đó dạy học tư ở Huế (1933-1945) và tham gia hoạt động cách mạng ở dây (từ 3.1945). Sau Cách mạng tháng Tám, ông về hoạt động tại Đà Nẵng, làm các thông tin tuyên truyền. Ông là Hiệu trưởng trường trung học và Ủy viên -BCH văn hóa cứu quốc Thái Phiên. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục hoạt động văn hóa văn nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng : làm báo Chiến thẳng, Trưởng ty thông tin tỉnh, Chí hội phó chi hội Liên khu V, Tổng biên tập báo Văn nghệ Liên khu V. Cuối 1953, ông ra hoạt động văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc. Từ 1954, ông hoạt động văn nghệ tại Hà Nội, từng công tác tại Hội văn nghệ Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, báo Nhân Dân, là Phó tổng thư ký Hội liên hiệp văn nghệ Việt Nam (khóa I), Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khóa I), Ủy viên thường vụ BCH Hội nhà văn Việt Nam (khóa II và II. Tháng 3.1962, ông làm công tác tuyên huấn. Năm 1962, ông vào hoạt động ở chiến trường miền Nam, công tác tại TƯ Cục, hoạt động ở nội thành Sài Gòn, là phó chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng miền Nam (với bút danh Trần Hiếu Minh). Từ năm 1972, ông trở lại Hà Nội, công tác tại báo Văn nghệ và là Tổng biên tập của báo. Ông mất ngày 9.7.2001 tại Hà Nội.
Tác phẩm nhà văn Nguyễn Văn Bổng
Tác phẩm chính : Nhập vào đám đông (bút ký – 1946), Con trâu (tiểu thuyết – 1952), Bếp đỏ lửa (tiểu thuyết – 2 tập – 1955 và 1956), Cám thể đồng Câu (truyện ngắn – 1959), Người chị; (truyện ngắn – 1980), Đón một mùa xuân mới tới từ miền Nam, Cửu Long cuộn sống (bút ký – 1965), Măng tầm vông (bút ký – 1965), Chuyện em Một (truyện ngắn – 1965), Sài Gòn ta đó (truyện ký – 1960), Rừng U Minh (tiểu thuyết – 1970), Áo trắng (truyện vừa – 1972), Đường đái nước (bút ký – 1976), Ghi chép về Tây Nguyên (bút ký – 1978), Sài Gòn 1967 (tiểu thuyết – 1983), Chuyện bên cầu chữ Y (truyện ngắn – 1985), Tiểu thuyết cuộc đời (tiểu thuyết – 1989), Thời đã qua (bút ký – 1995). Ông được nhận Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tiểu thuyết Con trán) và Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội văn nghệ giải phóng (tập bút ký Cửu Long cuộn sóng).
Nguyễn Văn Bổng đến với văn học từ rất sớm. Năm 1933, ông đã viết tiểu thuyết Đêm rồi gửi dự cuộc thi truyện của Tự lực văn đoàn và sau viết một tùy bút, truyện ngắn : Say nửa chừng, Làm lại cuộc đời, Dưới đáy sông Hương… đăng trên các báo Thanh niên, Thanh nghệ. Những sáng tác của ông trước Cách mạng thường chỉ phản ánh tâm trạng bế tắc của tầng lớp thanh niên tiểu tư sản thời ấy, ít nhiều, cũng là tâm trạng của chính nhà văn. Gặp được cách mạng và kháng chiến, Nguyễn Văn Bổng hăng hái hòa nhập, đóng góp. Ông làm công tác tuyên truyền, làm báo, viết bút ký, viết truyện ngắn, viết kịch… phục vụ kịp thời cho những nhiệm vụ trực tiếp của cuộc sống. Tập bút ký Nhập vào đám đông được viết giai đoạn này đã nói rõ tâm trạng hào hứng ấy của ông.
Nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Văn Bổng là những vấn đề của nông thôn và người nông dân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Con trâu, Cắm thẻ đồng Câu, Bếp đỏ lửa, Cửu Long cuộn sóng, Rừng U Minh, đặc biệt là Con trâu, Rừng U Minh và Cim Long cuộn sóng là những tác phẩm thành công hơn cả, ghi nhận những đóng góp quý của ông trong mảng để tài này nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Con trâu là kết quả những năm tháng ông lăn lộn ở chiến trường Quảng Nam Đà Nẵng trong kháng chiến chống Pháp. Cuốn tiểu thuyết phản ánh một văn đề cấp thiết có ý nghĩa tiêu biểu trong việc xây dựng phong trào du kích ở vùng tạm bị chiếm, mà vấn đề trước hết là bảo vệ con trâu, bảo vệ sản xuất để động viên được bà con nông dân trở về làng sinh sống đánh giặc. Cửu Long cuộn sóng phác dựng trung thực và thành công bức tranh toàn cảnh phong trào đồng khởi được nhen nhóm từ Mỏ Cày, Bình Đại, Ba Tri, tỏa rộng ra khắp Bến Tre và cả miền Nam. Viết gấp, viết vội trong những điều kiện vô cùng khó khăn trên đường công tác, trong hầm tránh phí pháo dịch, dưới những trận rải thảm B52 của Mỹ, Rừng U Minh khó tránh khỏi những hạn chế (tính phóng sự, sự bề bộn của những chỉ tiết sự kiện). Tuy nhiên, tác phẩm cũng là một thành công mới, có giá trị của Nguyễn Văn Bồng viết về phong trào đồng khởi trên mảnh đất tận cùng của tổ quốc. Với một dung lượng hiện thực lớn và một khối lượng nhân vật đông đảo, Rừng U Minh đã bao quát, tổng hợp được ` những nét tiêu biểu của phong trào đồng khởi ở miền Tây Nam Bộ, từ những năm tháng khó khăn, đen tối nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1957 – 1959), đến thời điểm Mặt trận dân tộc giải phóng, miền Nam ra đời (1960). Những năm tháng hoạt động, gắn bó với Sài Gòn và các đô thị miền Nam là cơ sở để Nguyễn Văn Bồng viết những tác phẩm về đề tài này và cũng là mảng đề tài chính quy tụ nhiều tác phẩm của ông : Sài Gòn ta đó, Chuyện bên cầu chữ Y, Áo trắng, Đường đất nước. Đặc biệt tiểu thuyết Sài Gòn /967 và Tiểu thuyết cuộc đời là hai tác phẩm quan trọng của nhà văn nhằm tái hiện cuộc tổng tấn công của quân dân Sài Gòn trong tết Mậu Thân 1968.
Nguyễn Văn Bổng cũng sáng tác kịch (Dán cụ Hồ …), viết kịch bản phim (Đường về Nam), viết tiểu luận phê bình (Bên lề những trang sách), nhưng đóng góp chủ yếu của ông là ở các thể loại truyện, ký và tiểu thuyết. Là cây bút năng động, ông rất nhạy cảm về những vấn đề cơ bản, trong quá trình vận động của đời sống cách mạng. Sáng tác của ông do vậy vừa kịp thời, thiết thực, vừa sắc bén tính chất chiến đấu. Ông viết chân thật, dung dị. Hiện thực được tái hiện trong tác phẩm của ông thường được giữ ở cái vẻ nguyên dạng của nó bằng một bút pháp hiện thực chắc khỏe có phần bề bộn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác