Sơn Nam “Nhà Nam bộ học” | Tạp chí Thông Tin Đối Ngoại

Giới thiệu nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam

Sơn Nam “Nhà Nam bộ học” | Tạp chí Thông Tin Đối Ngoại

Tiểu sử nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam

Nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam sinh ngày 11.12.1926, có tên thật là Phạm Minh Tài. Bút danh khác: Phạm Anh Tài. Quê gốc: huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở Rạch Giá, trung học ở Cần Thơ. Từ 1945 và suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông liên tục tham gia cách mạng và hoạt động văn nghệ. Từ 1954, ông sống, làm báo và viết văn ở Sài Gòn. Từ sau 1975, ông vẫn tiếp tục hoạt động văn học. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, trong BCH Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và BCH Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Tác phẩm nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam

Tác phẩm thời kỳ kháng chiến chống Pháp : Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung (Giải thưởng văn nghệ Cửu Long). Thời kỳ 1954 – 1975, có các tập truyện : Hương rừng Cà Mau, Hai cõi U Minh, Vọng nước giỡn trăng ; Các tiểu thuyết : Bà chúa Hòn, Chim quyên xuống đất ; các tập khảo cứu : Tìm hiểu đất Hậu Giang, Đồng bằng sông Cửu Long hay Văn mình miệt vườn ; các tập biên khảo (sau 1975) : Bến Nghé xưa, Đất Gia Định xưa, Đồng bằng sông Cửu Long, Nét sinh: hoạt Xưa.

Sơn Nam là nhà văn, nhà khảo cứu giàu tâm huyết. Suốt cả cuộc đời, bên cạnh việc viết văn, ông đã chuyên tâm, bền bỉ viết những công trình khảo cứu, biên khảo công phu về địa dư, phong tục, tập quán ở miền đất cực Nam của tổ quốc. Chính việc khảo cứu đó giúp ông hiểu đến ngọn ngành địa lý, phong tục tập quán và đặc biệt là tính cách con người vùng Nam Bộ, từ đó có được những trang viết với sắc thái riêng không lẫn với ai và rất hấp dẫn về cuộc sống và con người vùng đất này.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Chim Trắng

Riêng về sáng tác văn học, Sơn Nam cũng viết khá nhiều. Đặc sắc và tiêu biểu nhất trong đó là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau (1967). Với 18 truyện ngắn, Hương rừng Cà Mau đưa người đọc vào một thế giới kỳ thú của vùng đất U Minh với những kênh rạch chằng chịt, những rừng tràm đầy hương sắc, những đồng nước mênh mông và một thế giới chim muông, cầm thú, tôm cá đặc trưng của một vùng đất. Nhưng nơi ấy cũng là nơi con người phải vật lộn với thiên nhiên, một thiên nhiên tuy giàu có đấy, nhưng cũng hết sức dữ dần, nhiều khi phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí xương máu để giành lấy miếng cơm manh áo… Tất cả in đậm trong tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ gân guốc, mãnh liệt, đầy tài ba và trí dũng, vừa hào phóng, trọng nghĩa khinh tài, cởi mở, hồn nhiên, bộc trực vừa có một cái gì đấy ngang tàng của kẻ anh hùng hảo hán. Tấm lòng yêu nước thiết tha của nhà văn thấm đượm trên từng trang viết. Cách dựng truyện ly kỳ, hấp dẫn, nhân Vật giàu sức sống và giàu cá tính, ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ, được chọn lọc kỹ lưỡng, vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, bản lĩnh. Tất cả đã tạo nên một sắc thái độc đáo, đẩy sức hấp dẫn của văn Sơn Nam. Đó chính là đóng góp quý giá nhất của ông vào nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà báo Phan Khôi

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top