Tiểu sử nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị Lý Thường Kiệt
(1019 – 1105)
Nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị Lý Thường Kiệt, có họ tên thật vốn là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, vì được vua ban họ Lý mới đổi thành Lý Thường Kiệt. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất khoảng tháng Sáu năm Ất Dậu (chừng tháng 7-8-1105). Quê gốc : làng An Xá, huyện Quảng Đức, nay thuộc nội thành Hà Nội. Năm 20 tuổi vào cung làm hoạn quan. 23 tuổi giữ chức Hoàng môn chi hậu trong quân túc vệ trải qua ba triều vua Lý : Thái Tông – Thánh Tông – Nhân Tông, thăng thưởng đến Tể tướng, Thái úy Đồng trung thư môn hạ bình chương, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Ông từng lập nhiều công trạng, đặc biệt đã chủ động đánh sâu vào đất Tống – nơi chúng hội quân chuẩn bị đánh vào Đại Việt (1074) – tích cực xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt – sông Cầu và đánh tan quân xâm lược Tống (1076 – 1077). Trong thời bình, ông có công tổ.chức lại quân đội, chấn chỉnh bộ máy hành chính, tu bổ đê điều, đường sá… Sau khi mất, ông được phong tặng Kiểm hiệu “Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, dựng bia nêu cao công đức.
Tác phẩm của nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị Lý Thường Kiệt
Hiện ông chỉ còn hai tác phẩm chữ Hán là Phạt Tống lộ bố văn và một đoạn đối thoại với Lý Nhân Tông (1066 – 1128) về việc xin đi đẹp nội loạn Lý Giác được chép trong sách Việt sử thông giám cương mục. Riêng bài Phạt Tống lộ bố văn (Lời tuyên bố đánh Tống) gồm 148 chữ nhằm nêu cao chính nghĩa “chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân” khi đánh vào hậu cứ gồm các châu Ung, Khâm, Liêm thuộc đất Tống. Trong nhiều thập kỷ gần đây, Lý Thường Kiệt còn được coi là tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà nổi tiếng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với thành tựu của chuyên ngành văn bản học, giới nghiên cứu đã từng bước đặt lại vấn để tác giả Nam quốc sơn hà. Căn cứ theo các nguồn thư tịch cổ và quá trình diễn biến văn bản, xu hướng chung ngày càng khẳng định Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, tức bài thơ do thần làm ra. Thần ở đây là Trương Hống, Trương Hát, những anh hùng cứu nước thời Triệu Quang Phục (TK VI). Tất nhiên, chính là người chứ không phải thân đã làm thơ rồi gán cho thần. Như vậy, bài thơ nên xem là thơ thân hoặc khuyết danh mới phù hợp với sự thật lịch sử (xt Nam quốc sơn hà).
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác