Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Vũ Trinh (1759 – 1828)
Nhà văn, nhà thơ Vũ Trinh, tự Duy Chu, hiệu Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả. Quê gốc : làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại đã từng chịu ơn sâu của nhà Lê. Ông theo đòi cử nghiệp, từ nhỏ đã nổi tiếng văn chương. Ở tuổi 17, dự thi Hương, ông đậu Hương cống, từng làm Tri phủ Quốc Oai. Năm 1787, Lê Chiêu Thống bị Bằng Công Nguyễn Hữu Chỉnh lấn lướt, tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm ra Thăng Long diệt Chỉnh, Lê Chiêu Thống hoảng sợ chạy về Kinh Bắc tỵ nạn. Cha con ông đã đem tất cả gia sản để bảo vệ vua cho trọn đạo thần tử. Lúc Chiêu Thống cầu viện quân Mãn Thanh vào đất đế đô, ông được vời về kinh thăng chức Tham tri chính sự. Không được bao lâu, quân Mãn Thanh bị quét sạch, Lê Chiêu Thống lại xuất bôn theo giặc, còn nhà nho Vũ Trinh thì chạy về Sơn Nam lẩn trốn, giấu tên họ, mở trường dạy học và soạn sách. Khi Gia Long lên ngôi, ông được gọi ra và được phong Thị trung học sĩ, nhậm chức tại Phú Xuân. Năm 1804, ông được lệnh đi nhận di cốt Chiêu Thống và bọn tòng vong tại Trung Quốc đưa về nước. Ông có ý định từ quan và xin ra Bắc nhưng không được chấp nhận. Năm 1807, ông được cử làm Giám thị trường thi Sơn Tây. Năm I809, ông được tham gia sứ bộ sang Trung Quốc tuế cống, lúc trở về, ông và Trần Hựu cùng Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành sung chức biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ. Năm 1813, ông được thăng Hữu tham trì bộ Hình và được cử làm Giám thị trường thi Quảng Đức.
Ông và Tổng trấn Bắc Thành vốn có mối quan hệ thân thiết. Nguyễn Văn Thuyên, con Nguyễn Văn Thành lại là học trò của ông. Năm 1816, nhân một bài thơ viết ra mà Thuyên bị tố giác là có mưu đồ phản nghịch ! Gia Long viện cớ này hạ sát Thành “để phòng hậu họa” !. Vũ Trinh bị vạ lây. Ông bị đày vào Quảng Nam suốt I2 năm. Được ân xá, ông trở về quê hương thì mất ngay năm đó (1828).
Tác phẩm nhà văn, nhà thơ Vũ Trinh
Là văn quan, sính văn chương, lại là rể “đại thần phong lưu” Nguyễn Khản, anh em đồng hao với nhà thơ Nguyễn Huy Tự, gọi đại thi hào Nguyễn Du bằng chú nên Vũ Trinh rất có ý thức sáng tác thơ văn và bình luận văn học. Các tác phẩm của ông gồm có : Lan Trì kiến văn lục, cũng gọi là Kiến văn lực bằng chữ Hán, văn xuôi. Sứ Yên thi tập được viết ra trong thời gian đi sứ nhà Thanh tại Yên Kinh. Cung oán thí gồm 100 bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường, tác phẩm này đang còn nghị vấn (có người cho là của Nguyễn Huy Lượng, có người cho là của Nguyễn Hữu Chỉnh). Ngoài ra, tuy chưa viết thành sách nhưng Vũ Trinh cũng tham gia bình luận Đoạn trường tân thanh (tức Truyện Kiên) khá nhiệt thành.
Trong sự nghiệp văn chương của ông thì Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm có giá trị hơn cả. Sách gồm 3 quyển, 45 thiên được coi là loạt tác phẩm của loại hình truyền. kỳ: Việt Nam thời trung đại. Tiếp nối truyền thống của loại hình, nhưng các thiên, cũng có thể gọi là các truyện ngắn, không kéo quá dài để xen vào giữa hàng loạt bài thơ, phú, từ như “Truyền kỳ tân phả chẳng hạn. Đề tài của tác phẩm phong phú đa dạng, để cập đến rất nhiều chuyện, mà phần lớn là những truyền ngôn trong xã hội thời bấy giờ. Tác giả không có ý lựa chọn, sắp xếp, dường như gặp gì ghi nấy, nghe gì ghi lại cả. Có truyện là người thực, việc thực, diễn biến cốt truyện mạch lạc, nhưng pha thêm ít nhiều tính huyền thoại. Có những truyện nửa thực, nửa hư, nhưng toát lên ý nghĩa biểu dương hay phê phán, thể hiện triết lý dân gian về thiện và ác. Có một số truyện khác, bể ngoài là cái vỏ huyền thoại, siêu thực nhưng ý nghĩa khái quát của truyện là một lẽ sống đầy tình nghĩa, ơn đền oán trả. Tất nhiên, không ít truyện mang tính hoang đường quái dị, vốn tồn tại từ lâu trong xã hội nông nghiệp lạc hậu ở nước ta.
Nét đẹp tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm Vũ Trinh là đã khắc họa được những hình ảnh, những bức chân dung, những mối quan hệ, những lối ứng xử, những hành động mang ý nghĩa của một thứ chủ nghĩa nhân văn, vừa truyền thống, vừa tân kỳ.
Phần lớn những truyện về mối tình đôi lứa được tác giả hết sức trân trọng. Tình yêu say đắm, chân thành, chẳng cần mai mối hay môn đăng hộ đối, thường gặp trắc trở, chủ yếu do họ tự vượt lên để đến bến bờ hạnh phúc. Truyện Trạng nguyên họ Nguyễn không chỉ gây ấn tượng vì chàng tài năng đáng đậu Trạng, mà chính cái “gan lỳ tướng quân” của chàng đeo đuổi bằng được con gái đại gia Ngô hầu cũng xứng đáng là “Trạng” ! Nhiều chuyện khác tô đậm phẩm chất cao quý của các thiếu nữ vừa đẹp người, tốt nết lại có lòng chung thủy sắt son như Thanh Trì tình trái. Có điều là “khối đá đỏ” trong lồng ngực là của tiểu thư Trần chứ không phải là trái tim của Nguyễn Sinh như trong truyện Trương Chi. Truyện Người ca kỹ họ Nguyễn là một tấm gương về tính chủ động trong tình yêu, lòng vị tha và tinh thần tự trọng của người thiếu nữ xuất thân từ tầng lớp xướng ca. Truyện Tháp Báo Ân thuật chuyện nam nữ đã dành cho nhau tất cả không chút ngập ngừng, chính vì vậy mà nàng được “đền ơn” sau khi qua đời vì căn bệnh nghiệt ngã ! Truyện Sống lại khẳng định chỉ có tình yêu chân chính mới có hạnh phúc lâu bền.
Qua đề tài tình yêu, Vũ Trinh đã tự bộc lộ là một khách hào hoa phóng khoáng. Ông đã sống với thời đại và đã được cuốn hút vào trào lưu nhân văn chủ nghĩa của thời đại khởi sắc về văn hóa và tư tưởng.
Có lẽ chính vì thế mà ông đã nhập vào hội thưởng thức, bình luận Đoạn trường tân thanh tại cung đình Huế sau các buổi bãi triều. Phần ông cũng có những: lời khen, chê đầy nhiệt thành. Theo Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim trong Truyện Thúy Kiều, phần chú giải, có dẫn : khi đọc đến câu “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân”, Vũ Trinh có phê phán “Thúy Vân xuất hiện ba lần, mà lần nào cũng trơ như hòn đá. Trong hội đoạn trường sao có của ngu xuẩn như vậy, cô Đạm Tiên còn làm gì được nàng nữa ! Nàng chỉ đáng cho theo thói giàu sang làm bà quan thì phải !° Ở đây, Vũ Trinh chưa hiểu đúng tính cách nhân vật Thúy Vân, vốn là một nhân vật sinh ra để hưởng lộc trời. Ở nơi khác, khi ông đọc những lời thơ tả cảnh biệt ly, đã hạ bút “Tả biệt ly thương nhớ có năm ba chữ, mà mỗi chữ mỗi khác, hoàn toàn không trùng lặp. Đúng là một bậc cao thủ vô hạn trong văn chương”. Khi đọc đến hai câu thơ về Hoạn Thư : “Ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”, thì Vũ Trinh : “Cảm thấy không rét mà run”. Người đời nói : “Đắc thất thốn tâm tư” (Được mất một tấc lòng), nhà văn Vũ Trinh quả đã hiểu được như vậy.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác