Nhà văn Tô Ngọc Hiến với những trang viết về mỏ - Báo Quảng Ninh điện tử

Giới thiệu nhà văn Tô Ngọc Hiến

Nhà văn Tô Ngọc Hiến với những trang viết về mỏ - Báo Quảng Ninh điện tử

Giới thiệu nhà văn Tô Ngọc Hiến

Nhà văn Tô Ngọc Hiến, sinh ngày 16.8.1942, mất ngày 1.3.1998, có tên thật là Bùi Thượng Hiến. Quê gốc: xã Xuân Kiên, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Học hết THPT, ông đi làm thợ, viết văn rồi học một khóa ở Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó, ông làm ở  báo Quảng Ninh và tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa lII.

Tác phẩm của nhà văn Tô Ngọc Hiến

Tác phẩm đã xuất bản : Người kiểm tu (truyện ngắn – 1974), Mùa hoa sim cuối cùng (truyện ngắn – 1978), Mùa than trôi (truyện ngắn – 1982), Hãy cho tôi sống lại (tiểu thuyết – 1988), Trên bến bờ riêng khuất (truyện vừa – 1992), Đưa con của hồng thủy (truyện vừa – 1996),Giọt lệ Hạ Long (kịch bản phim – 1974). Tô Ngọc Hiến đã được nhận giải Nhất cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn nghệ (1971 – 1972) với truyện ngắn Người kiểm tu. Giải thưởng văn học Tổng công đoàn – Hội nhà văn Việt Nam (Giải chính thức và Giải khuyến khích) với tập Người kiểm tu và Mùa than trôi.

Sau Võ Huy Tâm, Tô Ngọc Hiến là một trong những cây bút vùng than viết về thợ mỏ với tất cả tấm lòng và sự gắn bó thủy chung của mình. Sáng tác của ông từ truyện ngắn đến tiểu thuyết đều viết về sự trưởng thành, sự hòa nhập của ông trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Dường như đó là ân nghĩa mà nhà văn muốn trả cho những năm sống với người thợ, với nhà máy, với hầm lò và than rỏ.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hà Nhậm Đại hiệu Hoằng Phủ

Có thể nói, mấy tập truyện ngắn của ông (Người kiểm tu, Ma hoa sim cuối cùng, Mùa than trôi) đều là những tập truyện ngắn hay, trong đó hội tụ mọi vấn để, mọi sắc thái khác nhau trong đời sống người thợ. Với Người kiểm tu, Tô Ngọc Hiến hé mở một cái nhìn tỉnh táo, nghiêm khắc trước hiện tượng tiêu cực của đời sống. Còn với Mùa hoa sim cuối cùng, Mùa than trôi, cách nhìn này trở nên sắc sảo hơn và lối viết cũng mạnh bạo hơn. Nhìn chung, nhịp điệu mạnh mẽ được tạo nên bởi sự dồn nén các sự kiện, sự gấp gáp của các biến cố là một trong những đặc điểm của bút  pháp Tô Ngọc Hiến. Ông thường đặt nhân vật vào những thời điểm, những hoàn cảnh chứa đựng nhiều kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách, đồng thời giải quyết những vấn đề mà ông muốn đề cập đến (Người kiểm tu, Chuyện cô gái gác đầu đường và anh lái xe, Chuyện một người thợ…). Tiểu thuyết Hãy cho tôi sống lại là một thử nghiệm mới của nhà văn về phương diện thể loại và cũng gây được nhiều ấn tượng. Tô Ngọc Hiến thành công ở những trang viết về người thợ gắn liền với lao động sản xuất, còn viết về đời sống nội tâm, trong những mối quan hệ phức tạp thì dường như chưa thật nhuần nhị.

Là nhà văn trưởng thành từ người thợ, Tô Ngọc Hiến mang trong mình nhiều phẩm chất đáng quý như sự nhiệt tình, xông xáo, mạnh mẽ và cả chất xù xì, gai góc tuy cũng rất tài hoa và đôn hậu. Con người và phong cách ở đây có sự thống nhất trong toàn bộ sáng tác của Tô Ngọc Hiến.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Hữu Thỉnh

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top