Làng tôi hôm nay

Giới thiệu nhà văn Trần Huy Quang

Làng tôi hôm nayTiểu sử nhà văn Trần Huy Quang

Nhà văn Trần Huy Quang tên khai sinh đồng thời là bút danh, sinh ngày 9.1.1943. Quê gốc: xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh  Lưu, tỉnh Nghệ An. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1988). Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ra nhập quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng là bộ đội pháo binh, phụ trách Thanh niên xung phong, dạy văn hoá trong quân đội.Sau khi giải ngũ, ông làm báo (từng là phóng viên báo Độc lập nhiều năm). Từ… 1987, Trần Huy Quang làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ.

Tác phẩm của nhà văn Trần Huy Quang

Trần Huy Quang bắt đầu văn nghiệp từlúc còn là một anh binh nhì. Truyện ngắn  đầu tay của ông: Anh: Họ được in trên tạp chí Văn nghệ quân đội (1968). Có lẽ cái duyên văn của Trần Huy Quang gắn bó chặt chẽ và lâu dài với người lính, chiến tranh là từ tác phẩm trình làng này.

Tác phẩm đã xuất bản: Chiếc áo màu lửa (truyện ngắn, in chung – 1970), trắc trở đã qua (truyện ngắn – 1984), Ngày mới (tiểu thuyết – 1985), Ngọn khói (tiểu thuyết – 1985), Người làm chứng (truyện và ký – 1988), Nước mắt đỏ (tiểu thuyết – 1988), Mối tình hoang  đã (tiểu thuyết – 1990), Chị dâu (tiểu thuyết – 1994). Khúc hoàn lương (tiểu – thuyết – 1995), Trần Huy Quang phóng sự (1995)…

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà

Nhà văn Trần Huy Quang đã nhận  giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (Giải Nhì, 1980) với truyện Khe Cỏ, Giải Nhất cuộc thi bút ký do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức (1986) với bài ký Cán chuyện về ông vua lớp, Giải thưởng báo chí Hội nhà báo Việt Nam (1987) với bài ký Lời khai của một bị can.

Trần Huy Quang là nhà văn có tinh thần nhập cuộc, dũng cảm xông thẳng vào đời sống để phát hiện vấn đề. Một thời những phóng sự của ông như Câu chuyện về ông vua lốp và Lời khai của một bị can đã làm văn đàn trở lên sôi động.

Trần Huy Quang là nhà văn bến duyên với tiểu thuyết, có hai trên sáu tiểu thuyết của ông được. bạn đọc và giới phê bình đón chào nồng nhiệt: Nước mắt đỏ (1988) và Mối tình hoang đã (1990). Trong tác phẩm này, nhà văn khai thác sâu bí kịch của con người ˆ trong và sau chiến tranh. Tiểu thuyết chiến tranh của Trần Huy Quang ít tiếng súng, khói lửa, công sự và những trận công đồn. Nhà văn nghiêng về viết dấu vết của chiến tranh trong đời sống tâm hồn con người. Nhà văn tỏ rõ sự bình tĩnh khi nói rõ về bi kịch, về nỗi đau, về thân phận con người. Đọc tác phẩm của Trần Huy Quang, chúng ta thấy tin yêu con người hơn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Cán (1475 - ?) 

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top