Giới thiệu nhà văn Võ Huy Tâm
Nhà văn Võ Huy Tâm, sinh ngày 28.12.1926, các bút danh khác: Hà Tuyến, Anh Tuấn, Phu Mỏ…, Quê gốc: xã Gia Hòa, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Ôn sinh trong một gia đình nông dân nghèo, sớm mồ côi cha, từ I938 đã theo gia đình ra vùng mỏ Quảng Ninh kiếm sống. Từ 1941 đến 1942, ông làm thợ ở mỏ than Uông Bí, tham gia hoạt động trong tổ chức công nhân cứu quốc và trong nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác do Đảng tổ chức. Cuối 1948, ông xuống Hồng Gai, Cẩm Phả và hoạt động trong vùng địch. Kháng chiến chống Pháp, Võ Huy Tâm vừa làm thợ, vừa tham gia công tác công đoàn. Sau đó, ông lên Việt Bắc, công tác trong Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Từ cuối 1951, ông làm việc ở SỞ vận tải và báo Công đoàn vận rơi, sau đó về làm việc ở mỏ Làng Cẩm, Phấn Mễ, đồng thời sáng tác văn học. Từ ngày hòa bình được lập lại (1954), ông công tác ở Hội nhà văn Việt Nam (1959 – 1966) và tuần báo Văn nghệ (1967 – 1975), rồi trở về sống ở Quảng Ninh và mất tại đó. Tác phẩm gồm : Vùng mở (tiểu thuyết -1951), Kể chuyện mỏ thời Tây (truyện thơ.- 1955), Chiếc cán búa (truyện ngắn – 1959), Ngõ ngang xóm thợ (truyện vừa – 1960), Những người thợ mở (tiểu thuyết – 1961), Đi lên đi ! (tiểu thuyết – 1971), Gánh chèo mảnh (truyện ngắn – 1974), Trăng bao (truyện ngắn – 1975), Măng bão (truyện thiếu nhi – 1980), Rượu chát (tiểu thuyết (1981), Vía than lớn (tiểu thuyết – 1983), Hòn gạch chịu lửa (truyện ngắn – 1984), Hạt rơi (tiểu thuyết cho thiếu nhi – 1987).
Tác phẩm nhà văn Võ Huy Tâm
Vừa làm thợ mỏ, vừa trực tiếp hoạt động phong trào công nhân mỏ trong nhiều năm, Võ Huy Tâm sáng tác nhiều về vùng mỏ và những người công nhân mỏ cùng với nhiều ca dao, hò vè… Kể chuyện mỏ thời Tây là tác phẩm đầu tiên của Võ Huy Tâm được viết bằng thơ, phản ánh trực tiếp cuộc sống của ông và những người phu mỏ Uông Bí. Nhưng sự nghiệp văn học của Võ Huy Tâm thực sự được khẳng định từ tiểu thuyết Vùng mỏ, một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn. xuôi Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và đã được nhận Giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam (1951 – 1952). Lấy bối cảnh vùng than Hồng Gai trong phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân những ngày tạm bị chiếm, Vùng mỏ đã phản ánh chân thực phẩm chất, cốt cách cao đẹp và anh hùng của những người thợ mỏ trong đấu tranh cách mạng. Đây là tác phẩm đầu tiên viết về công nhân và cũng là lần đầu tiên, người công nhân cách mạng trở thành nhân vật trung tâm của văn học.
Sau thành công của Vùng mỏ, Võ Huy Tâm vẫn tiếp tục gắn với đất mỏ và đề tài quen thuộc của ông. Vẫn với cốt cách khỏe khoắn, giản dị, chân chất, ông viết và cho ra đời đều đặn các tác phẩm : Chiếc cán búa, Ngõ ngang xóm thợ, Đi lên đị !…, và đặc biệt là Những người thợ mỏ – một trong những cuốn tiểu thuyết dài hơi đầu tiên của Việt Nam (cùng với Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Phát của Đồ Phồn, Cửa biển của Nguyên Hồng, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng). Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên để cập đến vấn đề chống tiêu cực, đặc biệt là tệ quan liêu, hướng tới mục tiêu : đấu tranh cho tự do của con người, gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Tuy không thật nổi trội và cũng còn nhiều hạn chế trong nghệ thuật biểu hiện, những điều đáng quý ở Võ Huy Tâm là sự gắn bó hết mình với tư cách một nhà văn cách mạng đầy tâm huyết với cuộc sống, với vùng mỏ và người thợ mỏ, là sự chân chất, dung dị từ trong nguồn mạch cảm xúc và những mày mò, bên bị của ông trong nghề văn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác