Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct Wholesale - LeYoung

Tiểu sử tác giả Chu Mạnh Trinh

Chu Mạnh Trinh, tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân,  người làng Phú Thị, huyện Đông Yên, nay là xã Mễ Sở huyện Văn  Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông đỗ Tiến sĩ (1892), được bổ Tri phủ Lý Nhân (Hà Nam), rồi Án sát Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, sau đó cáo quan về nghỉ nhà vì đau yếu. Ông nổi tiếng tài hoa, giỏi thơ văn, ham thích hội họa, kiến trúc, hay đi du ngoạn các nơi danh lam thắng cảnh, là người vẽ kiểu và trùng tu chùa Thiên Trù (chùa Ngoài) ở thắng cảnh Hương Sơn.

Tác phẩm của tác giả Chu Mạnh Trinh

Thơ văn Chu Mạnh Trinh để lại có Trúc Vân thi tập bằng chữ Hán, Thanh Tâm Tài Nhân thì tập bằng chữ Nôm và một số bài thơ cảm tác về phong cảnh Hương Sơn như Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn hành trình. Thơ chữ Hán của Chu Mạnh Trinh ít được chú ý, nhưng thơ Nôm thì rất nổi tiếng. Ông được xem là nhà thơ đại biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát ly cuối TK XIX.

 Thanh Tâm Tài Nhân thi tập gồm một bài tựa (bằng chữ Hán) và 2l bài thơ Nôm (I bài tổng vịnh và 20 bài vịnh 20 hồi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), được viết nhân cuộc thi thơ vịnh Kiểu do Tổng đốc Lê Hoan tổ chức và Nguyễn Khuyến làm chủ khảo tại Hưng Yên vào năm 1902, Chu Mạnh Trinh đã chiếm giải nhất. Bằng tấm lòng của một khách tài tử đa tình, ông cảm thông sâu sắc với cuộc đời chìm nổi của Thúy Kiều, với số phận oan nghiệt của một sắc tài bị chà đạp, và hết sức phẫn nộ đối với những kẻ đang tay vùi liễu dập hoa. Sự rung cảm mãnh liệt đã tạo nên những vần thơ thấm đẫm tính thần nhân đạo.Cùng với thời gian, những bài thơ vịnh Kiều¿ của Chu Mạnh Trinh vẫn được xem là mẫu mực của sự cảm thụ

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thanh Thảo

văn chương.

 Hương Sơn phong cảnh ca là một bài thơ Nôm làm theo thể hát nói, ca ngợi cảnh trí thiên nhiên kỳ thú, nên thơ, lại mang đậm mùi thiển của nơi “Nam thiên đệ nhất động”, được xếp vào loại hay nhất trong những bài thơ viết về thắng cảnh Hương Sơn. này thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây : “Bầu trời cảnh bụt ”. “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh”, “Thăm thẳm một hang lồng  bóng nguyệt, Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” vừa là cảnh sắc, vừa là cách diễn đạt độc đáo gây được ấn tượng khó quên cho những ai một lần được tiếp cận với thơ của ông. Ở đây, cảm hứng tôn giáo hòa quyện với tình yêu thiên nhiên đất nước, nâng tâm hồn người ngoạn cảnh lên đến độ sảng khoái, cao khiết, lâng lâng, không vướng bụi trần :”“Thoảng bên tai một tiếng chày kình, Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.

Hương Sơn hành trình viết theo thể lục bát, gồm 90 câu, đưa bước chân người đọc dạo qua từng địa điểm của Hương Sơn với lối tả cảnh cụ thể, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Chu Mạnh Trinh còn được đánh giá cao về tài năng sử dụng ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt. Tiếng Việt trong thơ ông đạt đến độ thuần thục, có khả năng diễn đạt những sắc thái tỉnh tế, đa dạng của cảm xúc con người có khả năng tạo hình, gợi cảm cao độ.

CHU THIÊN

Nhà thơ Chu Thiên,  sinh ngày 2.9.1913, mất ngày I.6.1992, có tên thật là Hoàng Minh Giám. Quê gốc: thôn Đô Hoàng, xã Phú Khê, nay là xã Yên Phong, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, Chú Thiên dạy học và viết văn ở Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp, ông và gia đình tản cư vào Thanh Hóa. vừa dạy học vừa viết báo. Sau năm 1954, Chu Thiên đảm nhiệm các công tác : Hiệu trưởng Trường trung học thị xã Phủ Lý, tổ trưởng tổ phiên dịch, cán bộ giảng dạy lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam ở Trường đại học tổng hợp Hà Nội.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trọng Oánh

Tác phẩm : Lê Thái Tổ (tiểu thuyết lịch sử – 1941), Bà Quận Mỹ (tiểu thuyết lịch sử – 1942), Bút nghiên (tiểu thuyết lịch sử – 1942), Lê Thánh Tông (nghiên cứu – 1943), Nhà nho (tiểu thuyết lịch sử – 1943), Văn Thiên Tường (nghiên cứu – 1954), Tuyết Giang phu tử (nghiên cứu – I946), Hùng khí thăng Long (nghiên cứu – 1954), Bóng nước hồ Gươm (tiểu thuyết lịch sử, 2 tập – 1970), và cùng biên soạn một số giáo trình lịch sử có giá trị: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Chế độ ruộng đất thời Nguyễn, Sử liệu học Việt Nam, Trung Quốc thời cổ trung đại…

Vốn say mê và tâm huyết với đề tài lịch sử, trước Cách mạng tháng Tám, Chu Thiên đã có một số tiểu thuyết lịch sử, tiêu biểu là tiểu thuyết Bút: nghiên. Bút nghiên có một nhân vật chính là cậu học trò Tâm. Tác phẩm kể về quá trình học hành thi cử của Tâm khá cụ thể. Lên 6 tuổi, cậu theo học lớp vỡ lòng của một thầy đồ trong làng. 15 tuổi trọ ở một làng khác để theo học lớp đại tập. Vì học hành chăm chỉ, thông minh, tuy bị hỏng một kỳ thi hương nhưng sau Tâm đã đỗ đầu xứ trong kỳ khảo hạch, đỗ thủ khoa trong kỳ thi hương và đỗ Hoàng giáp khi hai mươi ba tuổi. Bú/ nghiên có nhiều trang viết tỉ mỉ, cụ thể về công việc học hành thi cử của những nho sinh xưa. Người đọc có cảm giác dường như chế độ phong kiến là thời hoàng kim đối với lớp người lập nghiệp bằng học hành, thi cử.

Đọc thêm  Giới thiệu Hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông

Sau Cách mạng tháng Tám, Chu Thiên có bộ tiểu thuyết tiêu biểu Bóng nước hồ gươm. Tác phẩm kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thành Thăng Long chống lại những cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Những nhân vật tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến bảo vệ thành là những vị quan có tinh thần yêu nước: Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương. Bóng nước hồ Gươm cũng cho thấy sự hèn yếu, nhu nhược của triều đình Huế trước sự tấn công của thực dân Pháp và bộ mặt xấu xa, lợi dụng tình thế để bán nước cầu vinh của những tên gian thần như Nguyễn Hữu Độ, Hoàng Cao Khải. Giá trị của tiểu thuyết lịch sử này được khẳng định ở chỗ : nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật lịch sử có giá trị nghệ thuật, đặc biệt là tuyến nhân vật chính diện. Bóng nước hồ gươm cũng mang đến cho người đọc niềm tin và niềm tự hào ở tinh thần yêu nước, tỉnh thân chiến đấu quên mình để bảo vệ đất nước của ông cha ta. Qua Bóng nước hồ gươm người đọc cũng cảm nhận được một bước tiến về tư tưởng và nghệ thuật của ngòi bút Chu Thiên so với những tác phẩm đầu tay của Ông. Với những đóng góp trên, Chu Thiên được coi là một nhà văn có vị trí nhất định trong dòng văn học viết về để tài lịch sử.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top