Fountain pen on white book with red ribbon bookmark HD wallpaper |  Wallpaper Flare

Giới thiệu tác giả Đặng Dung

Fountain pen on white book with red ribbon bookmark HD wallpaper | Wallpaper Flare

Tiểu sử tác giả Đặng Dung (?- 1414)

Đặng Dung, chưa rõ năm sinh, mất năm 1414, là con trai Quốc công Đặng Tất, một nhân vật tích cực chiến đấu chống giặc Minh. Quê gốc : Thiên Lộc, nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh. Đặng Dung là người cùng với Nguyễn Cảnh Dị (con trai Nguyễn Cảnh Chân) lập Trần Quý Khoáng (cháu Trần Nghệ Tông) lên làm vua, để tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Ông được phong làm Đồng bình chương sự, cùng với Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Biểu giữ vai trò chủ chốt của cuộc kháng chiến chống Minh thời Hậu Trần. Họ là những tướng lĩnh tài ba, dũng mãnh, xả thân cứu nước, bất khuất trước quân thù.

Đặng Dung nhiều phen xông pha trận mạc, có lần tấn công doanh trại của Trương Phụ, ông nhảy lên thuyền, định bắt sống Phụ, song vì ban đêm, không nhận ra người nên tướng giặc trốn thoát. Cuối năm 1413, Đặng Dung, Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị và vua Trần Trùng Quang… bị quân Minh bắt. Năm 1414, Trương Phụ sai giải họ đi Kim Lăng (Trung Quốc). Giữa đường, vua Trần Trùng Quang nhảy xuống sông tự vẫn. Nguyễn Súy, Đặng Dung cũng trầm mình chết theo. Cuộc kháng chiến chống Minh của Trần Trùng Quang kết thúc thất bại, nhưng những tấm gương hy sinh cao cả. của Nguyễn Biểu, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, Đặng Dung… vẫn sáng ngời sử sách.

Đọc thêm  Bài văn Giới thiệu bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung

Tác phẩm của tác giả Đặng Dung

Đặng Dung chỉ để lại một bài thơ thuật cảm hoài”, những bài thơ đã và sẽ sống mãi trong lịch sử văn học Việt Nam, vì nó là tiếng bi ca nói lên khí tiết anh hùng của tác giả và của cả thời đại – thời đại đấu tranh chống giặc Minh xâm lược tàn bạo đẩy bi tráng hồi đầu TK XV, sử cũ gọi là thời Hậu Trần.

Đặng Dung viết Thuật hoài vào năm nào, không có sách nào chép rõ, song có thể phỏng đoán, bài thơ này được làm trong thời kỳ cuộc khởi nghĩa bị quân Minh đàn áp dữ dội. Đặng Dung đã nhìn thấy thế cuộc không còn cứu vãn nổi và ông đã bị phẫn, cảm hoài trước nỗi đau thù nước không trả được, người anh hùng chỉ còn biết nuốt hận.

Bình luận về bài thơ này, Lý Tử Tấn  – một danh sĩ TK XV – nói : “Nếu  không phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể làm được bài thơ này”. Quả là như vậy, Đặng Dung trước hết là một người anh hùng. Ông viết bài thơ Thuật hoài là để nói lên cái chí, cái hoài bão đánh giặc cứu nước của mình.  Cái chí lớn đó dù không thành, song cũng đủ để muôn đời sau kính phục.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top