black and silver retractable pen on blank book photo – Free Book Image on  Unsplash

Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh - Chân dung một con người - YouTubeTiểu sử Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Nhà cách mạng, nhà văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1890-1969), lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19.5.1890, lớn lên đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Quê gốc : xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ, ông học chữ Hán. Trong đời hoạt động cách mạng và viết văn, làm thơ, ông lấy hai tên chính là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có nhiều tên và bút danh khác như Vương Sơn Nhi, Thiết Nguyệt Tâm, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Thu Sơn Liu, Tân Sinh, XYZ, ĐX, CB, Trần Lực, T. Lan… Ông thân sinh là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, làm quan ở Huế một thời gian rồi bị cách chức vì có thái độ chống Pháp. Ông đi vào Nam bán thuốc, mất tại Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Nguyễn Tất Thành học trường Quốc học Huế, từng dạy học ở trường Dục Thanh, tỉnh Phan Thiết, một trường tư thục do một số nhà ái quốc lập nên để truyền bá tư tưởng yêu nước. Trước sự  thất bại của phong trào Cần vương cuối TK trước, và không tin tưởng ở triển vọng của phong trào Đông du, Duy tân hồi đầu TK, năm 1911 Nguyễn Tất Thành từ Sài Gòn (cảng Nhà Rồng), xuất dương hướng về phương Tây để tìm một con đường cứu nước phù hợp với thời đại. Ông đi nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, chủ yếu ở Pháp. Ở đây ông giác ngộ chủ nghĩa Lênin và tham gia Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Pháp (1920). Hoạt động ở Pháp một thời gian, ông đi Liên Xô, rồi qua Trung Quốc, có thời gian hoạt động ở Thái Lan. Tháng 2 năm 1930 ông tới Hồng Kông thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 2 năm 1941, về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thành lập Mặt trận Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại chủ quyền cho đất nước trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 và thành lập nước Việt Nam dân chủ công hòa.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Đoàn Giỏi

Từ khi về nước, ông lấy tên Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới lúc qua đời (2-9-1969). Dưới ánh sáng của đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ giành lại độc lập tự do trên toàn vẹn lãnh thổ nước ta mùa xuân năm 1975.  Hình tượng, của mạch văn bao giờ cũng hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Đặc biệt tập Nhật ký trong tù, bên cạnh bức tranh về nhà tù và đất nước Trung Hoa dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch, là bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Ấy là hình ảnh một con người trí dũng tuyệt vời, lòng nhân đạo bao la, tinh thần yêu nước thiết tha, một nghệ sĩ dạt dào cảm hứng trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người. Những bài thơ của Người bao giờ cũng hồn nhiên, tự nhiên, đậm đà màu sắc cổ điển nhưng lại mang tinh thần hiện đại, bản chất chiến sĩ kiên cường thường thể hiện qua hình tượng ung dung thi sĩ, và đằng sau các hình ảnh, các lời thơ, luôn luôn thấp thoáng một nụ cười thoải mái trẻ trung.

Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nay đã được tập hợp và in trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, gồm l0 tập do NXB Sự thật xuất bản từ 1980 đến 1989 : Táp I gồm 88 bài viết từ 1920 đến 1925, Tập II gồm 62 bài viết từ 1925 đến 1930, Tập III gồm 193 bài viết từ 1930 đến 2-9-1945, Tập IV gồm 233 bài viết từ 2-9-1945 đến 1947, Tập V gồm 203 bài viết từ 1948 đến 1950, Tập VI gồm 174 bài viết từ 1951 đến 1954, Tập VII gồm 268 bài viết từ 1954 đến, 1957, Tập VIII gồm 233 bài viết từ 1958 đến 1960, Tập IX gồm 221 bài viết từ 1961 đến 1964, Tập X gồm 311 bài viết từ 1965 đến tháng 9.1969. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Kiều (1694 - 1771)

Tuy gọi là toàn tập nhưng cho đến nay nhiều tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vẫn chưa sưu tầm được đầy đủ, như vở kịch Con rồng tre hay tiểu thuyết Nhật ký chìm tàu chẳng hạn. Về thơ của Người cũng có bài chưa tìm được văn bản. Riêng Nhật ký trong tù mãi gần đây mới được địch và công bố đầy đủ (Xem Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tà – NXB Giáo dục, 1995).

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top