Tiểu sử Nguyễn Bính (1918–1966)
Nhà biên khảo thần tích, thần phả Nguyễn Bính, chưa rõ lai lịch và hành trạng cụ thể.
Căn cứ vào Thư mục đề yếu sách Hán Nôm, thấy có hơn 20 bản thần tích, ngọc phả, cổ lục, sự tích… do Nguyễn Bính biên soạn, như : Trưng Vương công thản phả lục, An Lạc xã cổ tích, Chử Đồng Tử cập Tiên Dung, Tây cung nhị vị ngọc phả, Đinh triều sơn thần sự tích, Đinh Công Trang thần tích, Hà Phương xã ngọc phả, Hải Trạch nhị vị linh thần sự tích, Hồ Liễn xã đại vương tôn thần sự tích, Trưng Nữ Vương triều âm phù nhị vị đại Vương phả cổ lục v.v… Văn khác Hán Nôm lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm và một số địa phương khác cũng thấy ghi nhận 22 bản khắc ngọc phả, bị ký vào bia đá, chuông đồng, biển gỗ, do Nguyễn Bính biên khảo, như : Ngọc phả bí, Nhị vị công chúa Ngọc phả bì ký, Trưng Vương khai quốc công thần, Thần điển bì ký, Thần sự bị ký v.v… Những bản thần tích, thần phả trên đây chắc mới chỉ là một số trong số hàng nghìn văn bản thần tích, thần phả do Nguyễn Bính biên khảo, chưa được sưu tập, giám định, còn nằm rải rác ở các địa phương.
Tác phẩm của Nguyễn Bính
Dựa vào những bản thần tích, thần phả này, có thể biết : vào niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572) thời Lê Anh Tông (1557 – 1573), Nguyễn Bính đã biên soạn, chỉnh lý các bản thần tích, thần phả. Về sau, nhiều bản thần tích, thần phả do Nguyễn Bính biên soạn lại được Nguyễn Hiền sao chép lại và niên hiệu Vĩnh Hựu thời Lê Ý Tông (1735 – 1740), hoặc được khắc ván in vào niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê Hiển Tông (1740 – 1786). Hiện chưa tìm thấy một tập sử nào ghi chép việc biên soạn thần tích của Nguyễn Bính như một chủ trương của triều đình. Cũng chưa tìm được những tư liệu cụ thể về lai lịch của Nguyễn Bính ngoài đôi đồng ở cuối các bản thần tích, thần phả : Nguyễn Bính là Đông các đại học sĩ ở Viện hàn lâm, làm quan ở bộ LỄ. Một số tìm tòi gần đây vẻ quê quán, hành trạng của Nguyễn Bính chỉ là những giả thuyết.
Cần lưu ý, Nguyễn Bính đã tiến hành biên khảo thần tích, thần phả vào năm 1572, tức là vào thời chiến tranh giữa Mạc và Lê đang tiếp diễn. Triều Lê trung hưng đang còn ở Thanh Hóa, 20 năm sau (1592), mới đánh bại nhà Mạc và trở về Thăng Long. Như vậy, Nguyễn Bính chắc đã ngồi ở Thanh Hóa biên khảo thần tích, thần phả được đưa đến từ các địa phương đã thuộc về chính quyền Lê-Trịnh. Việc làm của Nguyễn Bính giống như việc làm của Lý Tế Xuyên triều Trần : biên khảo, chỉnh lý thần tích, thần phả để nhà vua xét duyệt, bạo phong.
Qua những bản thần tích, thần phả ghi tên Nguyễn Bính biên soạn (một số có thể bị giả mạo, lầm lẫn), thấy thế giới thần linh được người Việt thờ cúng đến lúc này đã cực nhiều, đã phong phú, đa dạng hơn xưa, song chủ yếu vẫn là những vị thần mà công tích gắn với mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Việc làm của Nguyễn Bính là một hành vi văn hóa tích cực, góp phần bảo lưu và phát huy được qua thần tích tính chất dân dã, tinh thần dân tộc vốn là cốt cách của những huyền tích, truyền thuyết lịch sử, dã sử v.v… Hầu hết các vị thần trong thần tích, lúc sinh thời có công tích xới dân với nước, khi mất đi thường trở về âm phù cho hậu thế đánh giặc, giữ nước, phòng hạn, ngữ tai. Có thể coi đại đa số những thần tích, thần phả do Nguyễn Bính biên soạn, Nguyễn Hiển sao chép, bổ sung là những tác phẩm có giá trị văn học, có giá trị thẩm mỹ, góp phần bảo vệ, phát huy những truyền thống lớn của lịch sử dân tộc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác