Tomoe River A5 Pad - Cream | Pen and paper, Fountain pen ink, Paper  background design

Giới thiệu tác giả Nguyễn Địch Dũng

Tomoe River A5 Pad - Cream | Pen and paper, Fountain pen ink, Paper  background design

Tiểu sử tác giả Nguyễn Địch Dũng

 Nhà văn Nguyễn Địch Dũng, sinh ngày 15.7.1925, mất ngày 26.10.1993. Quê gốc : thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Địch Dũng theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật. Sau Cách mạng, ông tham gia kháng chiến, làm công tác báo chí tuyên truyền ở khu 12. Năm 1949, ông về công tác ở báo Sự thật, Năm 1951, ông làm công tác tuyên huân ở Bắc Ninh. Sau hòa bình (1954), Nguyễn Địch Dũng về báo Nhân Dân làm phóng viên nông thôn của Ban công tác nông thôn, rồi chuyển sang phụ trách phần văn nghệ trong Ban văn hóa văn nghệ của báo. Ông mất tại Hà Nội ngày 26.10.1993.

Tác phẩm của tác giả Nguyễn Địch Dũng

Tác phẩm gồm : Hai vợ (truyện ngắn – 1959), Trai làng Quyền (truyện ngắn – 1965), Người ở nhà (tiểu thuyết – 1974), Doan (truyện ngắn – 1979).

Nguyễn Địch Dũng bắt đầu viết văn vào cuối những năm 50. Đó là giai đoạn nông thôn Việt Nam đang sôi nổi trong phong trào hợp tác: hóa nông nghiệp. Giai đoạn đầu, sáng tác của Nguyễn Địch Dũng qua hai tập truyện ngắn Hơi vợ và Trai làng Quyền, chủ yếu tập  trung khai thác, phản ánh những biến đổi lớn lao trong đời sống nông thôn sau Cách mạng. Ông là một trong những cây bút viết về nông thôn được  quan tâm trong giai đoạn này. Điều đáng chú ý là cùng đi vào mảng đề tài lớn, phổ biến của văn học một thời, nhưng ngay từ khi khởi đầu, ngòi bút Nguyễn Địch Dũng đã có những sắc thái riêng. Ông không nghiêng về vấn đề đấu tranh giai cấp, không bị khuôn cứng trong những mô típ đã gần như công thức, đó là vấn để “vào – ra” hợp tác xã, mà nhạy cảm, tinh tế sắc sảo đi vào phản ánh những chuyển biến tự nhiên trong đời sống xã hội nông thôn. Bằng những trang viết đậm đà, trong trẻo, đi sâu vào tâm lý nhân vật và bút pháp dựng người, dựng cảnh bình dị, Nguyễn Địch Dũng đã gợi được những “bức tranh ấm áp của nông thôn Việt Nam trong quan hệ sản xuất mới”, trong đó nổi bật hình ảnh những con người mới, đặc biệt những người phụ nữ mới.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Ngô Chi Lan

Mười năm sau, Nguyễn Địch Dũng mới trở lại văn đàn với tập tiểu thuyết Người ở nhà, nhập vào một mảng hiện thực lớn của đời sống đương thời. Người ở nhà ghi nhận một thành công và đóng góp của Nguyễn Địch Dũng trong xu hướng khẳng định cái mới, cái đẹp của cuộc sống và mỗi con người trong cuộc chiến đấu hào hùng mà gian khổ của dân tộc. Trong mảng đề tài này, Nguyễn Địch Dũng vẫn gắng phát huy nét riêng của ngòi bút ông : đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người thông qua những quan hệ tình cảm riêng để mở đến những vấn đề chung, những mối quan hệ rộng lớn của con người.

Suốt một đời cầm bút, Nguyễn Địch Dũng đã chuyên tâm vào những vấn đẻ của nông thôn và nông dân. Ông đã phác dựng được những bức tranh chân thực, ấm áp về nông thôn trong những chuyển biến lớn của cách mạng. Sức hấp dẫn của các tác phẩm của Nguyễn Địch Dũng là ở sự am hiểu tường tận đời sống nông thôn, con người nông thôn, ở khả năng nắm bắt và khám phá những khía cạnh mới mẻ của hiện thực đời sống, ở cách nhìn trân trọng, tin cậy vào cuộc sống và con người, Ở cách kể chuyện, dẫn chuyện bình dị, Ấm áp, gần gũi đời sống, Ở ngôn ngữ sinh động của đời thường.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top