Tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu, thường được gọi là Đồ Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh ngày 1.7.1822, tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh). Ông xuất thân gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy. Quê gốc : xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, vào Gia Định làm thư lại tại dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Ở đây, ông lấy bà vợ thứ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu. Tuổi ấu thơ và niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu sống tại quê mẹ. Đến năm 1833, ở Gia Định xảy ra sự biến Lê Văn Khôi, Nguyễn Đình Huy chạy trốn ra Huế rồi bị triều đình cách chức. Ông trở về Nam đón Nguyễn Đình Chiểu ra kinh đô, gửi ăn học ở nhà một người bạn. Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam, tiếp tục học tập, đến 1843 thi đỗ Tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, cậu Tú Chiểu lại ra Huế, chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849) ở quê cha, nhưng không may, lúc sắp vào trường thi thì được tin mẹ chết, Nguyễn Đình Chiểu phải bỏ thi trở về Nam chịu tang. Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng, rồi bị mù. Đường công danh lỡ dở, gia đình phú hộ đã hứa gả con gái cho Nguyễn Đình Chiểu lại bội hôn. Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học, học trò theo học rất đông, danh tiếng thầy Đồ Chiểu vang khắp miền Lục tỉnh. Ông còn bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời sáng tác thơ văn. Cảm phục thầy, một người học trò đã làm mối chị gái mình là cô Lê Thị Điển cho thầy Đồ Chiểu. Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định (1859), không thể trực tiếp cầm gươm súng xông ra giữa trận tiền, Nguyễn Đình Chiếu đã tích cực cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, đồng thời sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm thù để khích lệ tinh thần chiến đấu chống giặc của nhân dân. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Đình Chiểu vẫn hưởng ứng tích cực phong trào “tị địa” của các sĩ phu yêu nước Nam Kỳ. Gia Định mất, ông chạy về quê vợ ở Cần Giuộc. Cần Giuộc mất, Nguyễn Đình Chiếu lánh về Ba Tri (Bến Tre). Rồi cả Lục tỉnh đều lọt vào tay giặc, nỗi đau dồn lên đầu ngọn bút và tấm lòng vẫn sáng tựa gương, nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã nêu cao tấm gương kiên trung bất khuất trước kẻ thù. Mọi sự đe dọa, mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc bằng tiền tài, đất đai, danh vọng của kẻ thù đều không lung lạc nổi ý chí của Nguyễn Đình Chiểu. Ông vẫn tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn Đình Chiểu mất tại Ba Tri ngày 3-7-1888.
Tác phẩm của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Bộ đã dùng chữ Nôm làm phương tiện sáng tác chủ yếu, để lại một khối lượng thơ văn khá lớn và rất quý báu. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thiên về thể loại truyện thơ Nôm truyền thống, xoay quanh đề tài đạo đức xã hội, nổi tiếng nhất là Truyện Lục Vân Tiên (khoảng đầu những năm 50, TK XIX), rồi đến Dương Từ – Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiếu viết một loạt tác phẩm nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu hy sinh của nhân dân và biểu dương những tấm gương anh hùng, liệt sĩ : Chạy Tây (1859), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Mười hai bài thơ điếu Trương Định và Văn tế Trương Định (1864), Mười hai bài thơ điếu. Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (1874), ngoài ra còn Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột), Thư gửi cho em và một số bài thơ Đường luật khác như Ngựa Tiêu sương, Từ biệt cố nhân, Tự thuật… Từ sau khi Nam Bộ lọt hoàn toàn vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu còn viết một truyện thơ Nôm đài dưới hình thức hỏi đáp về y học Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Có thể Nguyễn Đình Chiểu còn là tác giả của bài Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây rất phổ biến ở Nam Kỳ những ngày đầu chống Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu đã trao cho ngòi bút của mình một “thiên chức” lớn lao là truyền bá đạo làm người chân chính và đấu tranh không mệt mỏi với những ðì xấu xa đê tiện, trái đạo lý, nhân tâm. Đó là khát vọng hành đạo cứu đời của người nho sĩ không may bị tật nguyền nhưng lòng vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm cuối cùng, chưa bao giờ ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu xa rời thiên chức ấy : “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
- Truyện Lục Vân Tiên được xem là tác phẩm đầu của Nguyễn Đình Chiểu, ra đời trong thời kỳ ông ngồi dạy học ở Gia Định, sau khi bị mù (hiện nay cũng có giả thuyết cho rằng Truyện Lục Vân Tiên là một sáng tác khuyết danh mà Nguyễn Đình Chiểu chỉ là người hiệu đính để xuất bản, chúng tôi ghi lại đây để tham khảo). Truyện được sáng tác dưới hình thức truyện kể, ban đầu chỉ truyền miệng và chép tay, lưu hành trong đám môn đệ và những người mến mộ tác giả, rồi sau mới lan rộng ra nhân dân và ngay lập tức được truyền tụng rộng rãi khắp chợ cùng quê, hội nhập được vào sinh hoạt văn hóa dân gian, đặc biệt là ở Nam Kỳ, dưới hình thức “kể thơ”, “nói thơ” Vân Tiên, “hát” Vân Tiên. Truyện được xuất bản lần đầu bằng chữ Nôm năm 1865 bằng chữ quốc ngữ năm 1897, bản dịch tiếng Pháp đầu tiên là bản dịch của G. Aubarct xuất bản năm 1864. Từ đó đến nay có rất nhiều bản in khác nhau, do đó cũng có rất nhiều dị bản, có khi thêm bớt tới cả trăm câu thơ, đặc biệt là ở đoạn kết. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2.082 câu thơ lục bát. Truyện kể về một chàng trai văn võ song toàn, tên là Lục Vân Tiên. Đang theo thầy học tập trên núi, nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên xin phép thầy xuống núi đua tài. Dọc đường về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên gặp một đám cướp đang hoành hành. Chàng đã một mình bẻ cây làm gậy xông vào đánh tan bọn cướp, cứu thoát tiểu thư con quan Tri phủ là Kiều Nguyệt Nga. Làm xong việc nghĩa, không màng đến sự trả ơn, Vân Tiên thanh thân ra đi, gặp và kết bạn với Hớn Minh. Còn Nguyệt Nga, về tới phủ đường của cha, cảm ơn cứu mạng và cũng mến phục tài đức của Vân Tiên, nàng đã họa một bức hình Vân Tiên treo luôn bên mình. Thể sẽ gắn bó suốt đời với chàng. Vân Tiên về nhà thăm cha mẹ rồi cùng Tiểu đồng lên đường tới trường thi. Qua Hàn Giang, chàng ghé thăm nhà Võ công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Thấy Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, Võ công rất mừng, giới thiệu cho chàng một người bạn đồng hành là Vương Từ Trực, lại cho con gái ra tiễn đưa Vân Tiên với những lời dặn đò tình nghĩa. Vân Tiên cùng Tử Trực tới kinh đô, gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cả bốn người vào quán uống rượu, làm thơ. Thấy Vân Tiên, Tử Trực tài cao, Trịnh Hâm sinh lòng đố kỵ ghen ghét. Đúng ngày vào thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ chết, vội bỏ thi trở về quê chịu tang. Đường sá xa xôi vất vả, lại thương khóc mẹ nhiều, Vân Tiên bị đau mắt nặng. Tiểu đồng hết lòng chạy chữa thuốc thang nhưng chỉ gặp toàn những lang băm và các thầy bói, thầy pháp lừa đảo, bịp bợm nên tiền mất mà tật vẫn mang, Vân Tiên bị mù cả hai mắt. Đang khi bối rối lại gặp Trịnh Hâm đi thi trở vẻ. Vốn sẵn tính đố kỵ, độc ác, Trịnh Hâm lập mưu dụ Tiểu đồng vào rừng hái thuốc, rồi trói vào gốc cây, lại nói đối Vân Tiên là Tiểu đồng đã bị cọp vồ. Hắn đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về tận nhà. Nhưng khi thuyền ra giữa vời, lợi dụng đêm khuya thanh vắng, hắn đã đẩy chàng xuống nước. Tiểu đồng được Sơn quân cởi trói, tưởng Vân Tiên đã chết liên ở lại đó, “che chòi giữ má”, thờ phụng sớm hôm. Còn Vân Tiên được Giao long dìu đỡ, đưa vào bãi, lại được ông Ngư vớt lên, cứu chữa. Vân Tiên nhờ đưa tới nhà họ Võ để nương tựa. Nhưng cha con Võ công tráo trở đã tìm cách hãm hại Vân Tiên, đem chàng bỏ vào trong hang núi Thương Tòng. Năm sáu ngày sau nhờ Du thần cứu, Vân Tiên mới ra được khỏi hang, lại được ông Tiểu cho ăn và cõng ra khỏi rừng. May mắn chàng lại gặp bạn hiền là Hớn Minh, vì “bẻ giò” cậu công tử con quan để cứu người con gái bị cưỡng bức giữa đường, Hớn Minh đã phải bỏ thi, lần trốn ở trong rừng. Hớn Minh đưa Vân Tiên về ngôi chùa cổ trong rừng nương náu. Cha con Võ công, sau khi hãm hại được Vân Tiên lại tìm cách ve vãn Vương Tử Trực, lúc này đã đỗ thủ khoa đến nhà họ Võ để hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Vương Tử Trực lòng dạ thẳng ngay đã mắng thẳng vào mặt cha con Võ công bội bạc, phản phúc, khiến Võ công hổ thẹn sinh bệnh mà chết. Còn Kiều Nguyệt Nga nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, nàng thể sẽ suốt đời thủ tiết thờ chồng. Nàng đã từ chối lời cầu hôn của gia đình quan Thái sư cho nén bị Thái sư thù oán, tâu vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Trước khi phải ra đi, nàng đã sang nhà họ Lục làm – chay bảy ngày cho Lục Vân Tiên theo lễ vợ chồng, rồi để tiền bạc lại nuôi cha của Vân Tiên. Khi thuyền tới nơi biên giới, Nguyệt Nga đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống biển, quan quân phải đem cô hầu gái Kim Liên thế vào. Nhờ được sóng thần và Phật Quan Âm cứu giúp, Nguyệt Nga dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi ông, cha của Bùi Kiệm nhận nàng làm con nuôi. Khi Bùi Kiệm về nhà, hắn vẫn trắng trợn tán tỉnh, đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải giả nhận lời, để tìm kế hoãn binh, rồi nửa đêm, nàng mang bức hình Vân Tiên trốn khỏi nhà họ Bùi vào rừng, nương nhờ ở nhà một bà lão dệt vải. Trong khi đó, Lục Vân Tiên đã được Tiên ông cho thuốc, mắt lại sáng như xưa. Chàng từ biệt Hớn Minh, trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ. Biết chuyện Nguyệt Nga, Vân Tiên cảm động, tìm đến thăm Kiều công, cha của nàng, rồi ở lại đó ôn nhuần kinh sử. Năm sau, gặp khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên. Xảy có giặc Ô Qua gây hấn, Vân Tiên phụng mệnh vua cầm quân đi đánh giặc, tiến cử Hớn Minh làm phó tướng. Giặc tan, Vân Tiên mải đuổi theo tướng giặc, lạc vào rừng. tới nhà lão bà để hỏi thăm đường và gặp được Kiều Nguyệt Nga. Trở lại triều đình, chàng tâu trình mọi việc với vua. Sở vương tỉnh ngộ, cách chức Thái sư, sắc phong Nguyệt Nga làm Quận chúa, phục chức cho Kiều công, ban thưởng những người có công dẹp giặc. Những kẻ bạc ác bất nhân như Trịnh Hâm, mẹ con Võ Thể Loan đều không thoát được lưới trời. Tiểu đồng, Ngư ông, Tiểu phu đều được đền ơn xứng đáng. Vân Tiên và Nguyệt Nga sum họp một nhà, chung hưởng hạnh phúc đài lâu (Có bản còn chép thêm một đoạn, nói Sở vương truyền ngôi cho Lục Vân Tiên). Truyện Lục Vân Tiên được – kết cấu theo mô típ thông thường của thể loại truyện thơ Nôm thời đó, nhân vật được chia thành hai phe rõ rệt, cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa Thiện và Ác. Cốt truyện ít nhiều có tính chất tự thuật về cuộc đời riêng của tác giả, nhưng chủ đề chính của tác phẩm vẫn là lý tưởng, là ước mơ của tác giả cũng là của nhân dân đương thời về một xã hội công bằng và đạo lý, về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyện sở dĩ được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Kỳ, tiếp nhận nồng nhiệt như vậy là bởi thông qua bước đường đời của các nhân vật, tác giả đã dựng lại được cả một bức tranh toàn cảnh về một xã hội thối nát không phải là nước Sở xa xôi thời Xuân thu Chiến quốc mà là chính xã hội phong kiến Việt Nam thời đó – vua thì nhu nhược, bất minh, quan lại lộng quyền, mặc sức hãm hại dân lành, giặc cướp hoành hành giữa ban ngày, bọn phản phúc, bội bạc, lừa đảo, kẻ độc ác, bất nhân đầy rẫy. Số phận con người thật là điêu đứng. Hơn thế nữa, truyện còn thấm đẫm những tình cảm nhân bản sâu sắc : tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình cảm yêu thương, cưu mang những con người trong cơn hoạn nạn, lòng khinh tài trọng nghĩa, tinh thần nghĩa hiệp, cứu khốn phò nguy… Những đạo đức truyền thống quý báu ây của dân tộc mà tác giả biểu dương lại thường ngời sáng ở những nơi thảo dã, ở những chàng nho sinh hàn vi, những ông Ngư, ông Tiều, ông Quán, chú Tiểu đồng, Lão bà dệt vải…, nghĩa là được gìn giữ ở những nơi cội nguồn của nhân dân, của dân tộc. Tấm lòng ngay thảo, yêu ghét phân minh, tư tưởng nhân dân của thầy Đồ Chiểu đã chính phục tình cảm của người đọc đương thời và cả trăm năm sau nữa. Thêm vào đó, lời thơ tuy mộc mạc, chân chất nhưng lại dồi dào cảm xúc trữ tình, rất để đi vào lòng người, nhất là những con người giàu chính nghĩa, tính tình bộc trực, thẳng thắn, phóng khoáng như những con người ở miền Cực Nam đất nước ta. Lần Đầu tiên họ thấy được những nhân vật văn chương mang dáng vẻ, cốt cách của chính bản thân họ như thế.
- Sau Lục Vân Tiên là Dương Từ – Hà Mậu. Đây cũng là một truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, dài 3.456 câu lục bát và 33 bài thơ, câu đối, văn tế kèm theo. Truyện kể về đời Hậu Tấn bên Trung Quốc. Hà Mậu quê ở Long Môn, theo đạo Thiên Chúa và Dương Từ, quê ở Nam Khang, theo đạo Phật. Họ tu nhân tích đức, dốc lòng làm việc thiện, nhưng cả hai đều hiếm hoi. Đến năm Hà Mậu 60 tuổi, vợ mới có nghén, người thầy thuốc đồng đạo nghi là quỷ thai, khuyên đi tìm đạo sĩ Lý Trị Niên để xin thuốc tiên. Đến nơi lại gặp Nam Tào, Bắc Đẩu mới biết vợ sẽ sinh hai con gái. Hà Mậu về nhà thì đã đúng như vậy, liền đặt tên con là Xuân Tuyết, Thu Bảng. Thấy lời Tiên nói linh nghiệm, Hà Mậu bắt đầu nghi ngờ đạo Chúa và muốn tìm hiểu đạo Tiên, liền bỏ nhà vào non Tùng, được Lý Trí Niên đưa đến chùa Linh Diệu để gặp sư phụ. Còn Dương Từ cầu khẩn mãi vợ mới sinh được hai con trai là Dương Trân, Dương Bửu. Cảm tạ Trời Phật, Dương Từ đã từ giã vợ con đi tu. Sau ba năm dốc lòng trai giới, Dương Từ chán cảnh am vắng, xin được đi vân du các nơi, rồi cũng lần đến chùa Linh Diệu. Ở đây, nhờ phép Tiên, hai người được đưa đi thăm khắp Thiên đàng và Địa ngục. Trở về dương thế, họ quyết lòng từ bỏ tà đạo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa) để theo chính đạo (đạo Nho). Trong thời gian hai người đi tìm lẽ đạo, lẽ đời như vậy thì cả hai gia đình họ Hà, họ Dương không có người lo toan, đều sa sút. Xuân Tuyết, Thu Băng sớm mồ côi mẹ, bị ghét bỏ, hành hạ, phải bỏ nhà đi tìm cha. Sau những ngày lang thang đói khát, hai chị em gặp được một ông quan là Tần Khanh mang về nuôi dạy, nhận làm con. Còn Dương Trân, Dương Bửu, mẹ con lần hồi rau cháo nuôi nhau, may nhờ cậu ruột là Đỗ Khoái chu cấp, cho ăn học, về sau anh đỗ Bảng nhãn, em đỗ Thám hoa. Tần Khanh đã gả hai con gái nuôi của mình là Xuân Tuyết, Thu Băng cho hai anh em. Khi Dương Từ, Hà Mậu trở về thì con cái đã trưởng thành, cả hai gia đình đều sum vầy hạnh phúc. Ra đời sau Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu tiếp tục chủ đề đạo đức, nhân nghĩa, nhưng đi gần hơn với thực trạng xã hội Việt Nam đương thời khi nguy cơ mất nước đã gần kề. Nguyễn Đình Chiểu phê phán tà đạo (đạo Thiên Chúa, đạo Phật), thực : chất là phê phán tư tưởng thoát tục, phê phán những kẻ trốn tránh trách nhiệm với gia đình, xã hội. Nguyễn Đình Chiểu cổ động “về với chính đạo”, chủ yếu là cổ động cho tư tưởng nhập thế tích cực của đạo Nho, cho tấm lòng “thảo cha ngay chúa”, cho đạo đức nhân luân của con người. Như vậy, Đương Từ Hà Máu không phải chỉ nhằm tôn vinh đạo Nho mà còn đề cao trách nhiệm của kẻ sĩ và của mọi người đối với dân, với nước, với đời. Ở thời đại đó, khi mà hơn bao giờ hết, dân tộc ta cần cộng đồng sức mạnh để chống trả kẻ thù xâm lược đang ngấp nghé ngoài biên cương, một hồi chuông cảnh tỉnh như vậy có ý nghĩa tư tưởng lớn. Về nghệ thuật, so với Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu vẫn giữ được nét đẹp của phong cách văn chương đạo đức – trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu nhưng đã chín hơn về trình độ tư duy nghệ thuật và ngôn ngữ văn chương.
- Từ khi thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài yêu nước. Từ trên đỉnh cao của tính thần dân tộc, ý thức nhân dân, thơ văn yêu nước của tác giả đã đáp ứng một cách xuất sắc những yêu cầu lịch sử mà thời đại đề ra, xứng đáng được xem là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước Việt Nam giai đoạn này. Những bài hịch, văn tế, thơ Đường luật và cả truyện thơ dài Ngư Tiều y thuật vấn đáp đều nóng hổi tính chất thời sự, đều cháy bỏng căm thù và trĩu nặng tâm tư nhà thơ. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tái hiện chân thực một thời đau thương của đất nước, của dân tộc, nhiệt liệt biểu dương những anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Họ là những sĩ phu như Phan Tòng, Trương Định dám vì đại nghĩa của dân tộc, chống lại mệnh lệnh đầu hàng của triều đình để cầm quân đánh giặc. Họ cũng là những người nông dân nghèo khổ, suốt đời “cui cút làm ăn”, đã chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa của dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu dành cho họ trọn vẹn cả một tác phẩm văn chương, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Với tác phẩm xuất sắc này, lần đầu tiên trong văn học viết Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng được một tượng đài bất tử về người nông dân chống ngoại xâm. Bài văn tế cũng là kết tính những thành công về phương diện nghệ thuật của thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, bút pháp hiện thực đã kết hợp thật nhuần nhuyễn với bút pháp trữ tình, ngôn ngữ văn chương đạt đến độ trong sáng, tỉnh luyện, hình tượng nhân vật mang đậm sắc thái bi tráng của thời đại, có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn những người dân yêu nước Việt Nam.
- Đến khi cuộc chiến đấu bằng , gươm súng đã buộc phải tạm ngưng, Nguyễn Đình Chiểu đau lòng sống trên đất giặc, sáng tác Ngư Tiều y thuật vấn đáp (còn gọi là Ngư Tiên vấn đáp Nho y điển ca), tác phẩm cuối cùng của ông. Ngư Tiều y thuật vấn đáp được viết dưới hình thức truyện thơ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3.642 câu, có xen kế nhiều bài thơ Đường luật (21 bài) và một số bài thuốc Đông y. Các nhân vật đều có ý nghĩa tượng trưng : Mộng Thê Triển (sống trong mộng, vợ quấn quýt ràng buộc), Bào Tử Phược (thân như bọt, bị con trói buộc), Đường Nhập Môn (đã vào cửa đạo, đời Đường, Nghiêu), Chu Đạo Dẫn (dắt lối vào đạo nhà Chu), Kỳ Nhân Sư (ông thầy dạy điều nhân)…Thời đại trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp là thời loạn, các nho sĩ chân chính đều muốn “ôm tài giấu tiếng làm Tiều làm Ngư”. Mộng Thê Triển và Bào Tử Phược đều là những nhà nho sinh chẳng gặp thời, lại thêm gánh nặng gia đình đèo bòng. Đau vì việc nước, buồn vì cảnh nhà, cả hai rủ nhau đi tìm thầy học thuốc và cũng là học lẽ đạo, lẽ đời. Tới am Bảo Dưỡng, họ gặp Chu Đạo Dẫn, một người học trò của Kỳ Nhân Sư, cùng nhau đàm đạo thế sự và truyền dạy những điều vỡ lòng về nghề y. Tình cờ Đường Nhập Môn, học trò giỏi của Kỳ Nhân Sư qua chơi. Bạn cũ gặp nhau, cùng làm thơ xướng họa bày tỏ nỗi lòng mình trước việc đời. Sau đó, Đạo Dẫn ra đi, Ngư Tiểu (tức Mộng Thê Triển và Bào Tử Phược) ở lại thụ giáo cùng Nhập Môn và cùng nhau ngao du non nước. Bất chợt nghe tin chẳng lành về thầy, Nhập Môn vội đưa hai người tới Đan Kỳ. Đến nơi mới được Đạo Dẫn cho hay : Kỳ Nhân Sư đang tạm lánh mình ở Thiên Thai và đã tự xông mù hai mắt để kiên quyết không ra nhận chức “ngự y” mà giặc ngoại xâm buộc ông làm : “Gặp cơn trời tối thà đui, Khỏi gai con mắt, lại nuôi đặng lòng”. Ngư Tiểu đành phải từ giã ra về, hẹn sau sẽ (ới học thầy cho tròn đạo. Trên đường trở về, một tối trời mưa, họ bị lạc đường phải vào trú trong hang đá, mơ màng thấy mình được dự một buổi xử án bọn lang băm, thầy Pháp, thầy Sãi giả danh chữa bệnh mà thực ra là để “hại bầy sinh linh”. Đến sáng, họ được một vị thần đưa đường cho trở về. Từ đó, hai người dốc lòng nghiên cứu nghề thuốc, Mộng Thê Triển chuyên về phụ khoa, Bào Tử Phược chuyên về nhi khoa. Câu chuyện xảy ra từ đời Thạch Kính Đường nhà Tấn, trên đất U, Yên xa xôi nào đó nhưng thực ra lại rành rành là những chuyện nóng hổi của xứ Nam Kỳ Lục tỉnh đã bị triều đình nhà Nguyễn cắt dâng cho giặc Pháp. Nhân vật Kỳ Nhân Sư không xuất hiện trong tác phẩm mà hình bóng vẫn tỏa rạng ánh hào quang, phần nào gần gũi với hình ảnh của chính cụ Đồ Chiểu những ngày sống trong vòng kiềm tỏa của giặc : “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt, Lòng đạo xin tròn một tấm gương”. Mặc dầu được viết trong một hoàn cảnh chính trị đen tối, trong nỗi đau xé lòng trước cảnh nước mất nhà tan, Ngư Tiều y thuật vấn đáp vẫn vang lên những lời kêu gọi thống thiết của Đồ Chiểu, vẫn ngời sáng một niềm tin sắt đá. Lời thơ Ngư Tiều y thuật vấn đáp trong sáng, gợi cảm. Nhân vật đều được xây dựng bằng bút pháp tượng trưng, nhưng ý nghĩa tượng trưng của nó lại nhằm vào những vấn đề đang làm nhức nhối tâm can cả một thế hệ người Việt Nam yêu nước. Hơn thế nữa, bản thân các nhân vật đó lại đều được hun đúc bởi nhiệt tình nồng cháy xuất phát từ cõi tâm tác giả, cho nên nó rất giàu sức sống và gây được ấn tượng mạnh. Những bài học về đạo làm người thường được nâng lên thành những triết lý nhân sinh cao cả và thiêng liêng, nhưng lại được biểu hiện bằng những chân lý giản dị, đầy sức thuyết phục. Ngư Tiều Y thuật vấn đáp có thể xem là một tác phẩm đặc sắc xà độc đáo về cả nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu.
Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối TK XIX, tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ mù xứ Đồng Nai – tượng trưng cho nhân cách cao đẹp của con người Việt Nam, và sự nghiệp văn chương Đồ Chiểu, rất đậm đà sắc thái dân tộc và nhân dân, là một cống hiến xuất sắc của ông cho thời đại, cho dân tộc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác