Tiểu sử Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 – 1787)
Nhà thơ Nguyễn Hữu Chỉnh. Quê gốc : làng Cổ Đan, tổng Đông Hải, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An, nay là huyện Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông sinh năm nào chưa rõ, có lẽ vào khoảng thập niên 40, TK XVII, trong một gia đình phú thương. Thuở nhỏ theo đòi cử nghiệp, sớm nổi tiếng học giỏi, thông minh, hoạt bát. Lên 16 tuổi, đậu Hương cống (cử nhân), người đương thời thường gọi là Cống Chỉnh. Vào thời buổi này, triểu đình Lê – Trịnh suy tàn, đổ nát, chế độ phong kiến khủng hoảng, quần chúng nổi dậy bốn phương, anh hùng thảo dã xuất hiện ngày càng nhiều. Cống Chỉnh ý thức được phải sống theo thời và hợp thời. Ông chuyển văn sang võ, ra Thăng Long luyện võ và dự thi Tạo sĩ (Tiến sĩ vẻ võ nghệ) nhưng hồng thi. Sau đó ông về làm môn khách cho lão tướng chúa Trịnh Hoàng Ngũ Phúc. Phúc mất, ông — theo Hoàng Đình Bảo, con nuôi của Hoàng Ngũ Phúc. Khi anh em Hoàng Đình Bảo bị kiêu binh hạ sát, Nguyễn Hữu Chỉnh trốn vào Nam, đem tài trí phò tá anh em Tây Sơn đang thắng thế. Chính Chỉnh bày mưu định kế cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dẫn đại quân Bắc tiến dẹp chúa Trịnh, lĩnh quan tước của vua Lê, kết duyên với công chúa Lê Ngọc Hân. Dần dân phát hiện ra Chỉnh xảo trá lắm tham vọng, nên Bắc Bình Vương bí mật rút quân về Nam, bỏ Chỉnh trơ trọi ở đất Thăng Long. Túng thế, Chỉnh mạo xưng vâng lệnh vua vào tiếm quyền ở trấn Nghệ An, rồi ra kinh đô giúp Lê Chiêu Thống nắm quyển tiêu diệt Trịnh Bồng đang đồi lại ngôi chúa, phóng hỏa xóa cơ đồ chúa Trịnh. Do vậy, Nguyễn Hữu Chỉnh được phong công thần, giữ chức Bình chương quân quốc trọng sự, Đại tư đô (tức tể tướng), tước Bằng Trung công (sau Chỉnh tự ý nâng lên tước Bằng công). Khi đã vươn lên tột đỉnh vĩnh quang, giờ lại thay lòng đổi dạ, chèn ép vua Lê, đòi Tây Sơn trả lại đất Nghệ An, xui giục Nguyễn Văn Duệ phản lại Tây Sơn… Hiểu hết tâm địa và ý đồ của Chỉnh, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm tức tốc hành quân ra Thăng Long. Không kịp trở tay, Chỉnh bị giết như “giết một đứa trẻ con” (Hoàng Lê nhất thống chí), kết thúc cuộc đời của một chính khách cơ hội chủ nghĩa khét tiếng.
Tác phẩm của Nguyễn Hữu Chỉnh
Về sáng tác thơ văn Nguyễn Hữu Chỉnh để lại một số tác phẩm, chủ yếu bằng chữ Nôm : Ngôn ẩn thì tập, Văn tế chị, Văn tế cả Cống, Quách Tử Nghỉ phú. Trương Liệtt hầu phú và một số bài thơ, câu đối khẩu chiếm. Cung oán thi có người cho là của ông, nhưng cũng có thuyết cho là của Vũ Trinh ? hay của Nguyễn Huy Lượng ?
Sống trong thời Lê mạt đây biến động, lắm bể dâu, chàng trai họ Nguyễn giàu có lại lắm tham vọng, nuôi ý đồ to lớn tranh bá đồ vương, bằng giá nào cũng phải đạt cho được đanh tiếng lẫy lừng. Trong bai bài phú, ông đã thể hiện rõ khát vọng cháy bỏng đó. Ông muốn được như Quách Tử Nghỉ, Trương Lưu hấu (tức Trương Lương) làm nên công trạng lớn : “… Ngôi đế sư mà danh cao sĩ, ngoại vật há còn trong bụng, nghìn thu chữ thắm chẳng phải vàng, Nên nho giá mà giả danh thần, chẳng tiên nhưng cũng khác phàm, muôn kiếp sử xanh còn để sáng lu (Trương Lưu hậu phú).
Lúc chưa thành đạt, bất chấp dư luận chê bai, Nguyễn Hữu Chỉnh luôn luôn thay thầy đổi chủ để thực hiện khát vọng trên. Từ những thao thức trăn trở về cảnh ngộ “chưa danh chỉ”, Cống Chỉnh than thân : “Tóc chen hạt thứ chửa danh chỉ, Thân hỡi là thân ! Thì hỡi thì! Chưa trả, chưa đến ân đệ tử, Thêm ngừng thêm tủi chí nam nhi !” (Ngôn ẩn thi tập)
Người đương thời cho rằng bài Tràng pháo mang tính chất khẩu chiến của ông đã phản ánh đúng kết thúc của đời ông :”… Kêu lắm lại càng tan xác lắm ! Thế nào cũng một tiếng mà thôi” (Hợp tuyển).
Tài năng và tình cảm chân thực của ông dồn cả vào Văn tế chị nổi tiếng. Đây là một bài văn tế Nôm lâm ly, não nuột, thể hiện tình cảm chị em nồng nàn thắm thiết. Bài văn này cùng với bài Văn rế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái sau này, là hai áng văn Nôm trữ tình viết theo thể văn tế hay nổi tiếng. Cả hai bài mang yếu tố văn xuôi đặc sắc và đây tính nghệ thuật hiếm thấy trong nền văn học Việt Nam trung đại
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác