Trang thơ Sóng Hồng - Đặng Xuân Khu, Trường Chinh (5 bài thơ, 1 bài dịch)

Giới thiệu tác giả Sóng Hồng

Trang thơ Sóng Hồng - Đặng Xuân Khu, Trường Chinh (5 bài thơ, 1 bài dịch)

Tiểu sử tác giả Sóng Hồng

Nhà thơ, nhà chính trị tên thật là Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quê gốc : xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Hoạt động cách mạng từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ông đã từng bị chính quyền thực dân bắt đi đày ở nhiều nhà tù : Hỏa Lò, Sơn La… Sau này, ông trở thành một trong những người đứng. đầu Nhà nước, giữ nhiều trọng trách của Đảng và Chính phủ. Là nhà hoạt động chính trị, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà lý luận văn nghệ mácxít, ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho Đảng, cho cách mạng và nhân dân. Trên mặt trận văn hóa – văn nghệ từ những năm 40, ông đã là Chủ bút báo Giải phóng (cơ quan của xứ ủy Bắc Kỳ), là người chỉ đạo thành lập Hội văn hóa cứu quốc (1943), tác giả của bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), có nhiều bài phát biểu quan trọng về đường lối văn nghệ của Đảng ở các Đại hội văn nghệ toàn quốc 1948, 1957, 1962. Ông mất năm 1988 tại Hà Nội.

Tác phẩm tác giả Sóng Hồng

Các tác phẩm chính : Thơ Sóng Hồng (2 tập).

Là nhà hoạt động chính trị, lại giữ nhiều trọng trách, Sóng Hồng ít có thời gian tập trung cho thơ. Trước Cách mạng tháng Tám, vì bị giam cầm trong nhà tù, buồn mà làm thơ. Sau Cách mạng, ông làm thơ phần nhiều là do ngẫu hứng. Có điều dù trước hay sau, thơ Sóng Hồng cũng đậm đà cảm hứng chính trị. Những bài thơ làm trong tù của Sóng Hồng tập trung thể hiện tinh thần lạc quan và: phong thái ung dung, đĩnh đạc của người cộng sản, thể hiện một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin vững chắc vào ngày mai chiến thắng. Thơ ông có bài như là những tuyên ngôn nghệ thuật của Đảng (Là thi sĩ). Nói đến bài thơ này người ta liền nghĩ đến hai câu thơ “tuyên ngôn” nổi tiếng của Sóng Hồng : “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Đó cũng là quan “điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Nhật ký trong tù). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Sóng Hồng ít có thời gian dành cho sáng tác. Tuy vậy ông cũng để lại một số bài thơ gây được ấn tượng trong lòng người đọc như Øi họp, Đọc thơ Úc Trai… Đi họp là một bài thơ sáng tác theo kiểu ngẫu hứng, cưỡi ngựa trên đường “đi họp” trong kháng chiến chống Pháp. Lời thơ, tứ thơ, nhịp điệu .. cũng như hình ảnh thơ rất giản dị, tự nhiên và như nhịp theo nước đi nhanh chậm của vó ngựa. Đọc thơ Ức Trai là bài thơ ghi lại những suy nghĩ của Sóng Hồng về con người và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. ” Bài thơ gây xúc động bởi tình cảm chân thành và những suy nghĩ sâu lắng, sự sẻ chia và đồng cảm giữa những tâm hồn lớn và nhân cách lớn.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đỗ Nhuận

Ngoài những sáng tác thơ, Sóng Hồng còn là nhà lý luận văn nghệ. Nhiều bài viết của ông có ý nghĩa quan trọng đối với phương hướng xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Cùng bạn đọc là bài tựa ông viết cho tập Thơ Sóng Hồng. Ở bài này, ông phát biểu ý kiến của ông về lý luận thơ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top