Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu tác giả Tương Phố

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Tiểu sử tác giả Tương Phố

Nhà thơ nữ tên thật là Đỗ Thị Đàm, sinh 14.7.1898 tại đồn Đầm, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc: làng Cẩm Khê, tổng Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Bà học ở Trường nữ Sư phạm Hà Nội. Tại đây bà gặp rồi kết duyên với Thái Văn Du, một sinh viên trường Y, em ruột Thượng thư Thái Văn Toán vào năm 1915. Một năm sau, bà sinh con trai Thái Văn Châu thì chồng bà vì là y sĩ Đông Dương nên phải qua Pháp tham gia cuộc chiến tranh Pháp – Đức (1914 – 1918). Ba năm sau, chồng bà bị bệnh phối, trở về Huế vào cuối năm 1919, rồi mất vào mùa thu năm 1920. Bà goá chồng lúc mới 22 tuổi, đến năm 27 tuổi, bà đi bước nữa với Tuần phủ Phạm Khác Chánh ở tỉnh Phúc Yên. Bà bước vào làng văn từ năm 1927, 1928 và nổi tiếng với bài Giọt lệ- thu đăng trên tạp chí Nam Phong số 13\ tháng 7.1928. Bà làm thơ và có viết một số bài tiểu luận đăng trên tạp chí Nam Phong. Sau 1945, bà cư trú ở Nha Trang và mất ở Đà Lạt vào năm 1973. Bà có tên và có thơ trong sách Thi nhân Việt Nam đo Hoài Thanh, Hoài Chân biên soạn từ  năm 1942. 

Tác phẩm tác giả Tương Phố

Tác phẩm : Giọt lệ thu (thơ – 1928), Mưa gió sông Tương (thơ – 1960), Trúc Mai (truyện dài bằng thơ – 1960). Tác phẩm chưa in : Đường thơ (thơ dịch), Thái Căn Đàm (dịch), Thằng Tó và con Lu (tiểu thuyết), Cái bào, Thú tân hôn (truyện vui), Duyên thơ với khách tao đàn, Liên vóm Bàng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890)

Giọt lệ thu là một tác phẩm vừa văn xuôi, vừa văn vần mà mỗi đoạn văn vần  là một tiếng khóc ai oán, thiết tha. Văn xuôi của Tương Phố trong các đoạn của bài là một lối văn đặc biệt vì nó rất gần với thơ. Đây là một vài ví dụ: “Anh ơi,  phòng thu vò Võ một mình, mỗi khi nhớ anh, em lạÏ ngừng tay kim chỉ, cuốn bức châu liêm, xa trông non nước, và  hồi tưởng lại những đường xưa lối trước đi về có nhau, thì muôn ngàn tâm sự bấy giờ lại như xô lùi em về cảnh đời dĩ vãng, mà ngọn triều trong dạ cũng mang cơn sóng lệ…”. Tiếp liền đó là  một đoạn thơ : “Trời thu ảm đạm một màu, Gió thu hiu hắt thêm rầu lòng em,  ‘Trăng thu bóng ngả bên thềm, Tình thu ai để duyên em bẽ bàng. !”. Và tiếp đó lại là một lời kể : “Năm theo anh em mười bảy tuổi ngây thơ, đào tơ sen ngó, ái ân thuở đó, đem màu xanh hẹn buổi bạc đầu”, “Than ôi, những cậy mình tuổi trẻ khinh ly biệt, em nào học đến chữ “ngờ” mà biết được sinh ly tử biệt, đoạn trường đồn nhau”, “Anh ơi, em nghĩ đến về với anh mùa thu, tiễn đưa anh mùa thu, mất anh lại cũng mùa thu, cho nên năm năm cứ đến độ thu sang thì em lại bồi hồi nhớ trước, tưởng xưa, mà lòng thu một tấm cũng ngây ngất sầu ! Ôi, hờn duyên em lại khóc thu, mà thu kia như cũng vô tình, có đem châu lệ mà đền bù cho em đâu”. Rồi lại tiếp thơ : “Sầu thu nặng, lệ thu đây,Vi lau san sát, hơi may lạnh lùng, Ngổn ngang trăm mối bên lòng, Ai đem thu cảnh bạn cùng thu tâm”. Giọt lệ thu là một tiếng khóc dài não nùng giữa mưa thu, sầu thu không dứt, sụt sùi như – Chức Nữ biệt Ngưu Lang, nên đọc thơ, đọc văn bà, ai cũng thương cảm. Vào khoảng những năm 30 thế kỷ XX, thơ Tương Phố réo rắt, lâm ly làm cảm động cả một văn đàn công khai mới đang hình thành và với Giọt lệ thu, bà  đã tạo lập cho mình một phong cách riêng: phong cách trữ tình ai oán, cá biệt hóa từng hồn thơ, phong cách thơ. Về phương diện lý luận văn học nói chung, sự phát lộ phong cách là bước khởi đầu của sự sáng tạo văn chương. Vô tình hay hữu ý, nhà thơ Tương Phố đã đi tiên phong về lĩnh vực này.  

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Cán (1475 - ?) 

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top