Tiểu sử tác giả Vạn Hạnh (?- 1019)
Nhà thơ, thiền sư Vạn Hạnh, và là một người hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước ta hồi thế kỷ XI. Ông họ Nguyễn (?), tên thật là gì chưa tỏ , còn Vạn Hạnh là pháp hiệu. Quê gốc : ở châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay. Theo một số tài liệu ghi chép thì Vạn Hạnh đi tu năm 21 tuổi, sau trở thành ông tổ thứ 12 dòng thiên Nam phương. Là một thiền sư song Vạn Hạnh tích cực tham gia hoạt động chính trị. Ông làm cố vấn cho Lê Đại Hành (981 – 1005) và có công đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Khi nhà Tiền Lê suy tàn, Vạn Hạnh đã ủng hộ Lý Công Uẩn lên làm vua, khai sáng ra triều Lý. Do có nhiều công lao đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước nên Vạn Hạnh được triều đình đương thời rất kính trọng. Dưới triều Lý, Vạn Hạnh được Lý Thái Tổ (1009-1028) phong làm Quốc sư. Vạn Hạnh không những có vai trò lớn trong đời sống chính trị của Nhà nước Đại Việt, mà còn có ảnh hưởng quan trọng đối với lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở nước ta thời Tiền Lê và Lý.
Tác phẩm tác giả Vạn Hạnh
Tác phẩm của thiền sư Vạn Hạnh để lại có 5 bài thơ dưới hình thức kệ (dùng để diễn dịch và tán dương ý tứ trong kinh Phật) và sấm (lời đoán việc tương lai), trong đó có bài Thị đệ tử (Bảo học trò) là áng thơ thiền đặc sắc nhất. Chính nhờ bài Thị đệ tử mà tên tuổi Vạn Hạnh còn mãi với lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học Việt Nam.
Đọc mấy bài thơ sấm, kệ của Vạn Hạnh, chúng ta thấy ở đó thể hiện một tư tưởng chính trị tiến bộ, mang ý nguyện mong muốn đất nước được thanh bình, không có chiến tranh.
Vạn Hạnh là một thiền sư có tư tưởng triết lý và có quan điểm khá biện chứng khi nhìn nhận sự vật. Thị đệ tử là bài thơ thể hiện đầy đủ tư tưởng triết lý của Vạn Hạnh. Đọc bài thơ này, chúng ta gặp mấy khái niệm quan trọng của Phật học là hữu, vô và nhậm vật. Vỏ, hiểu theo nghĩa kế tục là từ phủ định sự tồn tại của sự vật. Còn hữu là đối lại với vó. Hữu có nhiều nghĩa khác nhau : có thực hữu (có thật), có giả hữu (có giả) và điện hữu (siêu việt —_ cả thật, giả). Hữu lại còn có nghĩa là sự sống, chết nối tiếp nhau chứ không phải là sự tịch diệt vĩnh viễn.
“Thân người đời” trong bài Thị đệ tử chỉ là giả hữu. Nó tồn tại rồi biến đi nhanh như một “tia chớp”, theo dòng trôi chảy bất tận của thời gian, của luật tuần hoàn, hết xuân tới thu, tốt tươi rồi khô héo… Đứng trước sự “thịnh suy” ấy, thái độ của nhà thiền học như thế nào ? Vạn Hạnh nói : “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy”. “Nhậm vận”, theo thiền tông chủ trương, khi đạt tới cái tính thần “sự sự vô ngại” thì nhìn mọi vật trong vũ trụ như một dòng liên tục sinh thành, biến hóa cái nọ vào cái kia, một sự vật tự nó là nó… Còn khi đã tiến tới xa hơn nữa, không những đạt được quan điểm “mọi việc không có gì ngăn trở” mà còn hằng ngày sống với nó một cách tự nhiên thì đó là tu đến bậc “nhậm vận”. Đã “nhậm vận” thì thường nhật sống vô tư, vô cầu, không lo lắng cho ngày mai, không hối tiếc quá khứ, không sợ hãi chuyện sống chết, thịnh suy. Tinh thần triết lý của thiền sư Vạn Hạnh mà ông muốn dạy bảo học trò qua lời thơ Tử đệ tử chính là tỉnh thần “vô úy”, đầy lạc quan mà các môn đồ thiền tông hướng tới.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác