The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu tác phẩm Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu tác phẩm Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa là bộ từ điển Hán Nôm (thế kỷ XVII, chưa xác định được chính xác thời điểm ra đời và tác giả. Lời dẫn ở đầu bộ sách cho biết người biên soạn có thể là một nhà sư Việt Nam. Có sách nói soạn giả là Pháp Tính, nay chưa rõ lai lịch, hành trạng. Theo văn bia chùa Ninh Phúc, làng Bút Tháp (tỉnh Bắc Ninh), thì chính cung hoàng hậu vua Lê Thần Tông (1619 – 1643) tên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, có biệt hiệu là Chúa bà Kim Cương, đạo hiệu Pháp Tính. Sách Trịnh thị gia phả nói, quận chúa Trịnh Thị Ngọc Trúc (con chúa Trịnh Tráng), năm Đức Long thứ 2 (1630) được lập làm hoàng hậu vua Lê Thần Tông. Gia phả không nói rõ năm nào quận chúa đi tu. Sách Lược truyện các tác giả Việt Nam viết: Pháp Tính (thế kỷ XVII) là một nhà văn học, ngôn ngữ học, nghiên cứu Phật học khá sâu rộng, là tác giả cuốn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (1993) sách còn có tên Chỉ nam phẩm vựng dã đàm hoặc Chỉ nam dã đàm, có lời tựa cho lần tái bản vào năm Cảnh Hưng 22 (1761). Hiện còn một số dị bản in và bản chép tay. Bản in AB. 372 tàng trữ tại Viện thông tin khoa học xã hội. Bản in HM.2225 được lưu trữ tại Thư viện Société Asiaticque (Hội châu Á). Bản phóng ảnh của bản in này đã được phiên âm, đánh máy lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (ký hiệu L1114). Hai dị bản chép tay đều lưu trữ tại Viện thông tin khoa học xã hội.

Đọc thêm  Phân tích vẻ đẹp con người và thời đại trong bài Thuật Hoài

Sách được biên soạn với mục đích chua âm, giải nghĩa từng chữ, làm sáng tỏ những điều cốt yếu, để người học dễ đọc, “xuôi vần thuận miệng”. Nội dung chủ yếu là giải thích và đối chiếu những từ ngữ thông thường của tiếng Hán, có xen giải thích, đối chiếu những điển cố và từ chuyên môn một số lĩnh vực. Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa gồm 2 quyển, giải thích 3394 mục từ ngữ Hán ra tiếng Nôm, theo lối nói có vần, chủ yếu là thơ 6-8. Sách được chia thành 40 mục (Quyển thượng 30 mục, quyển hạ 10 mục) như: thiên văn, địa lý, nhân luân, thân thể, hôn nhân, tang lễ, nam dược… Sau mỗi mục đều có phẩn bổ di (Bù vào chỗ còn thiếu sót), dùng lối văn xuôi để dịch nghĩa từ, có thể do người đời sau thêm vào.

Ngoài giá trị của bộ từ điển bằng thơ có quy mô lớn, sách còn là công trình ngôn ngữ học, từ vựng học, sinh học, Y học… có giá trị văn học. Tác phẩm vừa phản ánh trình độ phát triển văn học thời đại, vừa phản ánh sự phát triển của văn thơ viết bằng chữ Nôm. Thể lục bát đã được sử dụng khá thành thục, chứng tỏ thể thơ dân tộc đã được sử dụng phổ biến, ngay cả trong trước thuật.

Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa được đánh giá là một quyền từ điển cổ nhất viết bằng chữ Nôm. Tác phẩm có nhiều từ ngữ cổ, là tư liệu quý đối với việc nghiên cứu tiếng Việt.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thạch Quỳ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top