Journal and pen set for Nasdaq | Pen sets, Pen, Nasdaq

Giới thiệu tác phẩm Đẻ Đất Đẻ Nước

Journal and pen set for Nasdaq | Pen sets, Pen, Nasdaq

Giới thiệu tác phẩm Đẻ Đất Đẻ Nước

 Là thiên sử thi lớn của người Mường, được đọc, ngâm, kể trong dịp diễn xướng nghi lễ cúng mo tiễn đưa linh hồn người chết. Đẻ đất đẻ nước thuộc thể sử thi thần thoại, gắn với lối tư duy thời kỳ thị tộc manh nha phân hoá giai cấp với nhiều dị bản khác nhau, lưu truyền tại nhiều địa bàn cư trú tập trung của người Mường : Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghĩa Lộ… Theo Đặng Văn Lung, đến 1981, ít nhất các nhà sưu tầm đã tìm thấy 10 dị bản. Được biết đến nhiều hơn cả là bản do Vương Anh và Hoàng Anh Nhân sưu tầm ở Thanh Hóa (NXB Thanh Hoá in năm 1975), dài 8.000 câu, bản của Bùi Văn Kín, sưu tầm ở Hòa Bình (chủ yếu là ở bốn Mường : Bi, Vang, Thàng, Động), NXB Văn học mm năm 1976, dài 4.000 câu và bản của Vương Anh, Hoàng Anh Nhân,.Đặng Văn Lung dài 4.629 câu, chủ yếu dựa trên bản sưu tầm ở Thanh Hoá có chỉnh lý, chú giải do NXB Khoa học xã hội, in năm 1988. Theo ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu, thì Đẻ đất đẻ nước mà ngày nay chúng ta có được là một hợp chính từ các mảnh vỡ ra từ một nguyên thể sử thi nghi lễ cúng mo thời xa xưa của người Mường. Người có công đầu để có văn bản chỉnh hợp này là Vương Anh và ông cụ thân sinh. Tác phẩm kể về tiến trình phát sinh và phát triển của đất, nước, cỏ cây, muông thú, xã hội, con người trong  cách nhìn thần thoại của người Mường. Sau đoạn hát mở đầu, Đẻ đất đẻ nước kể về việc sinh ra đất, sinh ra nước, sinh ra cây cối, sinh ra mường bản, sinh ra con người, sinh ra năm tháng, sinh ra Lang Cun Cần, sinh ra nhà cửa, sinh ra lửa, sinh ra lúa gạo, sinh ra rượu cẩn, sinh ra trâu bò, lợn, gà, sinh ra trống  đồng, lập ra lãnh thổ, rước vua về kinh đô, đồng bằng, kẻ chợ, bản mường hết giặc, yên ổn không còn có giặc ma may, giặc ma lang (giặc cướp đường, cướp sông, cướp bến) chỉ có đàn cò bay lượn, đàn bò đi ăn, đàn nai chạy rong, con gái gùi nước, nghe con gà gáy ; “đừng quên nơi đẻ cây si, đẻ nước, đẻ lửa, đẻ nhà, đừng quên nơi đất tổ”, tiếng nhà vua chúc tụng lúc mặt trời đã rạng làm sáng cả mường cả nước.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Lê Quát

        Đẻ đất đẻ nước là một bản anh hùng ca đầy cảm khái với lòng tự tôn, tự khẳng định mạnh mẽ, hào hùng về tiến trình xuất hiện, sinh sôi nảy nở và phát triển thành một xã hội chỉnh thể của cộng đồng người Mường trong cách nhìn thần thoại, được phản ánh thông qua nhân vật trung tâm Lang Cun Cần, người sống đến hàng vạn năm, luôn biết hành động vì cả cộng đồng, và vì sự xác lập lãnh thổ, một xã hội riêng cho người Mường.

       Thành công nổi bật của nghệ thuật Đẻ đất đẻ nước là cách huy động, sắp xếp, miêu tả một khối lượng lớn các sự kiện vừa hư cấu, vừa hiện thực, với cách diễn đạt đặc biệt theo lối đối ý điệp ý, nhân hoá tạo ra được ở người đọc một ấn tượng mạnh mẽ, vừa kỳ vĩ, huyền biến lại vừa như hiện thực, gần gũi, ở đó thế giới thần linh và cuộc sống thực xen cài vào nhau tự nhiên, hết sức hấp dẫn, lý thú, đã đọc, kể thì phải đọc, kể đến hết mới thỏa. Miêu tả về sự dữ dội của những trận mưa, Đẻ đất đẻ nước có ‘ cách nói thật mạnh mẽ và hình tượng :

Mưa ở giữa đồng

Mưa vòng ra bờ suối

Mưa xói núi

Mưa mòn gò

Mưa từ chân trời này

Mưa sang chân trời nọ

Mưa ngập ruộng sâu ruộng cạn

Mưa tràn bờ suối, gò cao 

Mưa dầm dề chín đêm mười bữa sáng

Mưa rào rào chín bữa sáng mười bữa  đêm.

Nếu nhìn một cách đầy đủ từ bình diện văn bản cho đến bình diện phát hiện mặt triết học trong kiểu tư duy và mặt mỹ thuật học trong phong cách thể hiện thì còn rất nhiều những việc phải làm đối với thiên sử thi độc đáo, đồ sộ Đẻ đất đẻ nước mà tổ tiên các thế hệ người Mường đã gửi lại cho hậu thế mai sau.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống Chí

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top