Giới thiệu tác phẩm Lý Công
Truyện thơ Nôm khuyết danh thể lục bát, gồm 1.380 câu, ra đời khoảng cuối TK XVII. Truyện kể về mối tình duyên trắc trở giữa một chàng công tử và một nàng công chúa. Truyện kể rằng, về đời vua Bảo Vương, có chàng Lý Công, con một viên quan thừa tướng, đẻ ra đã cầm sách trong tay. Lên mười tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ và bị người chú tìm cách chiếm đoạt hết gia sản rồi đuổi ra khỏi nhà. Lý Công phải đi ăn xin. Đói khổ, tủi cực nhưng Lý Công vẫn chăm chỉ học hành. Vào thời ấy có một người con gái con của bà hoàng hậu, sinh ra đã có vàng cầm trong tay. Lên mười tuổi, được vua làm cho nhà riêng ở và sai Thị Hương, con gái quan tư phủ đến chăm sóc, hầu hạ. Một lần, khi ra chợ mua thức ăn cho công chúa, Thị Hương gặp Lý Công đang ngồi ăn xin và nhìn thấy quanh người Lý Công có bốn con rồng, trên đầu Lý Công tỏa ra ánh sáng hào quang rực rỡ. Vốn giỏi tướng số, Thị Hương biết Lý Công có tướng làm vua bèn đến gần chàơ hỏi và đem cho chàng bốn tiền, chỉ để lại. một tiền mua đồ ăn đem về cho công chúa. Thấy Thị Hương đi chợ về mua ít thức ăn, công chúa quở trách gạn hỏi. Thị Hương đem chuyện gặp Lý Công kể lại. Công chúa bèn sai Thị Hương ra mời Lý Công vào nhà rồi cho đem quần áo, vàng bạc tặng chàng và dặn rằng, cứ sáng sớm thì đến nhà nàng, chiều đến thì ra về để nàng luôn được trông thấy chàng. Có một hôm nhà vua bất thường đến thăm công chúa thì thấy chàng Lý Công ở trong nhà nghỉ là hai người có gian díu với nhau. Vua hết sức tức giận, bèn ra lệnh cho quân chém ngay Lý Công và bắt công chúa chịu tội voi giày. Nhờ mẹ nàng và các triều thần xin tha cho tội chết, nhà vua mới thôi, nhưng lại bắt hai người xuống một chiếc bè rồi thả cho trôi sông. Thị Hương vốn là người con gái rất mực trung thành và quý mến công chúa đã nhảy xuống bè đi theo hai người. Bè trôi mãi trôi mãi đến tận nước Hung Nô. Tại đấy công chúa mở cửa hàng buôn bán và sống với Lý Công trong một ngôi nhà như hai anh em. Nhân một hôm đi kinh lý, vua Hung Nô bắt gặp công chúa, thấy nàng đẹp quá muốn lấy làm vợ, bèn lập mưu vu tội cho Lý Công và sai quan tế tướng giết chàng. Người con trai quan tế tướng tên là Cao Vân biết chuyện hết sức thương cảm bèn xin được chết thay cho Lý Công. Vì kiên quyết không chịu lấy vua Hung Nô, công chúa bị đem ra cắt tai, xẻo mũi, chặt cụt chân, cụt tay rồi đày ra giữa chợ, còn Thị Hương thì bị đưa nhốt vào trong rừng sâu. Sau khi được cứu thoát, Lý Công trốn về nước, cố công học hành, dùi mài kinh sử để đi thi, mong đỗ đạt làm quan. Thi đỗ Trạng nguyên, chàng xin vua được đi sang nước Hung Nô để thuyết dụ vua Hung Nô quy hàng. Sang đến nước mới, Lý Công vào ngay cung vua tìm công chúa. Không thấy, chàng quay ra chợ thì gặp nàng. Hai người gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi. Nhờ được tiên xuống rấy nước phép lên người, thân thể công chúa lại trở nên lành lặn, mặt mũi chân tay trông lại xinh đẹp như xưa. Nàng viết thư kể cho vua cha về những nỗi đớn đau do vua Hung Nô gây ra cho mình. Lập tức vua cha cho quân sang giết chết vua Hung Nô, đưa quan tể tướng cha Cao Vân lên thay. Lý Công vừ công chúa đưa nhau về nước. Vua cha cho Lý Công lấy công chúa làm chính thất (vợ ca) và lấy Thị Hương làm thứ thất (vợ thứ), vua cha nhường ngôi cho Lý Công.
Cũng giống như các truyện Nôm khuyết danh khác, truyện Lý Công thông qua câu chuyện tình éo le với nhiều tình tiết rất ly kỳ được tạo dựng theo ý nguyện của người làm truyện để xác nhận một điều tốt lành trong ý nghĩ của người bình dân xoay quanh triết lý ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, gieo gió gặt bão… Cũng theo mạch triết lý này, truyện cũng khẳng định cái thế ở đời của người con gái muốn khẳng định mình giữa xã hội trọng nam khinh nữ. Các tình tiết của truyện mang tính ngẫu nhiên, sắp đặt, đôi khi phi lý, phi thực, nhưng hại lôi cuốn được người nghe, người đọc một cách mạnh mẽ chính là nhờ cái logic ước vọng tiểm tàng trong cả người kể lẫn người nghe. Đây cũng chính là bí quyết chinh phục của loại truyện thơ Nôm khuyết danh Việt Nam xuất hiện vào nửa sau TK XVIII, đầu TK XIX. Nhiều nhà nghiên cứu xếp Lý Công vào loại truyện Nôm bình dân (đối lập với truyện Nôm bác học). Điều này là có lý không chỉ ở cấu trúc cốt truyện mà còn thể hiện rất rõ ở tính giản đơn của tình tiết, tính hành động phi tâm trạng của các nhân vật, Ở ngôn từ kể chuyện giản dị trong thể thơ lục bát với sự vắng bóng của các điển tích, các từ gốc Hán khó hiểu.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác