Get Free Stock Photos of Laptop, pen, pad Online | Download Latest Free  Images and Free Illustrations

Giới thiệu tác phẩm Trầu Cau

Get Free Stock Photos of Laptop, pen, pad Online | Download Latest Free  Images and Free Illustrations

Giới thiệu tác phẩm Trầu Cau

Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ xưa nhất của người Việt được in-trong sách Lĩnh Nam: chích quái. Truyện kể rằng, có hai anh em nhà nọ bố mẹ mất sớm, hết mực yêu thương nhau, đến nỗi khi người anh đã có vợ, hai anh em vẫn ở chung với nhau trong một nhà. Nhưng từ ngày người anh có vợ, người em trở nên buồn rầu, tủi thân và cảm thấy người anh không còn gần gũi, yêu thương mình như trước nữa. Có một hôm, hai anh em đi rừng về muộn, vợ người anh rất lo lắng, ra ngó vào trông. Khi nhìn thấy hai anh em trên đường trở về nhà, vợ người anh chạy bổ ra đón. Vì trời nhá nhem tối không nhìn rõ mặt người, chị vợ đã vô tình ôm nhầm phải người em. Người anh ngạc nhiên, không rõ nguồn cơn, đâm ra nghĩ người em có tình ý riêng với vợ mình. Từ đó, người anh bắt đầu lạnh nhạt với người em. Đã buồn vì người anh có vợ nên ít quan tâm đến mình, nay lại bị người anh nghi ngờ, lạnh nhạt, người em càng đau khổ, buồn rầu hơn và bỏ nhà ra đi rồi chết bên cạnh một con suối, biến thành một tảng đá. Thấy em đi mãi không về, người anh bỏ nhà đi vào rừng tìm. Đi mãi, đi mãi vẫn không thấy người em. Người anh đến bên suối ngồi khóc, kiệt sức rồi chết, biến thành một thân cây không có cành, mọc cạnh tảng đá. Thấy chồng đi lâu không về, người vợ sốt ruột cũng đi vào rừng tìm. Đi mãi, đi mãi, cũng chẳng thấy chồng ở đâu, rỗi cũng chết bên cạnh tảng đá và biến thành một cây leo cuốn chặt lấy thân cây bên cạnh tảng đá. Cây thẳng không cành chính là cây cau. Cây thân leo quấn quanh cây mọc thẳng ấy là cây trầu, túng đá dưới gốc cây cau và cây trầu là tảng đá vôi. Một hôm, vua Hùng đi qua nơi này thấy dáng cây cảnh lạ kỳ, bèn sai lính hỏi dân làng trong vùng. Sau khi  nghe kể đầu đuôi câu chuyện, vua liền cho lính hái một quả cau và một lá trầu nhai thử, thấy có vị cay và thơm ; nhổ nước lên tảng đá thấy nước hóa thành màu đỏ tươi. Từ đó, dân làng cho rằng, người em và vợ chồng người anh lúc còn sống rất thương yêu, sướng khổ đùm bọc lấy nhau, khi chết đi vẫn ở bên nhau gắn bó với nhau ; Và tục ăn trầu có từ đó. Mời nhau miếng trầu là biểu thị của tình thân thiện, quý mến nhau trong cuộc sống nghỉ lễ và thường nhật của người Việt.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hà Nhậm Đại hiệu Hoằng Phủ

Do Trầu cau có nhiều biến thể thuật kể khác nhau, mỗi biến thể có một cách kết chuyện riêng, theo quan niệm và tình cảm của người kể, nên không dễ dàng có được một nhận định xác đáng về giá trị nội dung của truyện.

Tuy nhiên có thể khai thác Trầu cau như một bi kịch của một thời kỳ phát triển lịch sử xã hội Việt Nam, trong đó, chế độ quần hôn thời kỳ mẫu hệ đang chuyển dần sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hay nói như nhà nghiên cứu văn học dân gian Cao Huy Định, đây là “một kiểu truyện về sự xung đột của hai quan điểm về hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi thời phụ hệ. Sự xung đột đó phản ánh một bước tiến xã hội và thể hiện tâm trạng đau khổ giằng xé giữa tình anh em và tình yêu trai gái ở trong từng nhân vật của truyện. Tâm trạng ấy đưa đến cái chết sầu muộn của cả ba người thật cảm động. Kiểu truyện này phổ biến khắp vùng Đông Nam Á (Tìm liển tiến trình Văn học dân gian, NXB. KHXH, H, 1971).

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top