Giới thiệu tác phẩm Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong
Là một bài văn tế Nôm nổi tiếng, được người đương thời truyền tụng, vì nghệ thuật điêu luyện và vì nội dung mang ý nghĩa nhân văn đáng ghi nhận. Bấy lâu nay, dư luận coi bài văn tế này là của Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành đọc, nhân dịp lễ truy điệu các tướng sĩ chúa Nguyễn chết trận, sau ngày Gia Long lên ngôi, vào khoảng cuối năm 1802. Có ý kiến cho rằng Vũ Lượng là tác giả bài này. Lại có ý kiến coi Đặng Đức Siêu là tác giả ? Có nhiều khả năng chính Nguyễn Văn Thành, người đã từng nam chinh bắc chiến với quân sĩ đã viết bài này.
Nguyễn Văn Thành (2 – !817) vốn người Thừa Thiên, di cư vào Gia Định đã hai ba đời. Lúc nhỏ, ông ham đọc sách, lại giỏi võ nghệ. Cha ông là Nguyễn Văn Hiển. Cả hai cha con đều là bể tôi của chúa Nguyễn Duệ Tông Phúc Thuần. Cha ông bị chết trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn. Phúc Thuần mất, ông phò tá Nguyễn Ánh. Năm 1783, Gia Định thất thủ, Nguyễn Ánh phiêu bạt sang Xiêm, ông không theo kịp. Sau này, ông giúp Nguyễn Ánh, cùng với Tả quân Lê Văn Duyệt đánh bại Tây Sơn, dựng nghiệp cho nhà Nguyễn. Ông là Tiền quân Đô thống, trụ cột của nhà Nguyễn. Gia Long lên ngôi, ông được phái ra Bắc, lĩnh chức Tổng trấn Bắc Thành. Do nghỉ kỷ và hẹp hòi, Gia Long lo ngại thế lực của công thần. Nhân cơ hội con trai Nguyễn Văn Thành là Nguyễn Văn Thuyên làm một bài thơ có ý ngông, bị tố giác là có âm mưu khởi loạn, nhà vua bèn bắt Thành bỏ ngục, buộc phải tự tử (1817), bất Thuyên chém đầu !
Văn tế tướng sĩ trận vong là một áng văn đặc sắc của thể loại văn tế bằng chữ Hán và chữ Nôm trong nền văn học trung đại.
Là Khâm sai đại thân đứng chủ tế trong lễ truy điệu, Nguyễn Văn Thành tất phải hết lời xưng tụng Gia Long, ca ngợi ngôi báu của vua, ca ngợi bao nhiêu chiến công của quân quan chúa Nguyễn. Phần đáng lưu ý của bài văn tế là lúc ông đề cập đến thân phận của ngàn vạn người đã nằm xuống trước khi giành được chiến thắng.
Trước hết, tác giả biểu dương tinh thần “hăm hở mài gươm giữa vuốt”, “thắng cánh giương vây” của tướng sĩ, quyết cùng chư tướng “nằm gai nếm mật, chung nỗi ân ưu, Mở suối bắc cầu riêng phần lao khổ”. Ông nhắc lại từng bước gian khổ, từng chặng đường khổ ải tưởng như khó vượt qua “đã mấy buổi sơn phong hải lệ”, “biết bao phen’ vũ pháo vân thê”. Ông bày tỏ lòng thông cảm, nỗi xót xa cay đắng trước vô vàn cảnh chết thảm thương. Nào là chết vì “đạn lạc tên bay”, nào là chết nổi chết chìm “mặc bèo trôi sóng vỗ”. Bao trùm lên tất cả là biểu tượng của những cô hồn đang vật vờ nơi biển khơi, vùng cát trắng “miền minh mạc”, dật dờ lạc bước như đám ma trơi, nơi đầu bãi cuối ghềnh ! “Hồn tráng sĩ” “mặt chinh phu”, “tha hương”, “cổ độ”… vốn là những hình ảnh ước lệ nhưng ở đây vẫn có sức lay động lòng người bởi ngòi bút của Tiền quân Đô thống rung cảm chân thành, thống thiết. Chưa hết, tác giả còn trực tiếp giải bày lòng tiếc thương vô hạn khi chiến tranh đã kết thúc mà người thì đã khuất, biết chia sẻ cùng ai : “Thương vì thuở treo cờ trước gió, thân chẳng quản màn ` sương, đêm giá, những chờ xem cao thấp bậc cân thường” ; “Tiếc cho khi lỡ bước giữa dòng, kiếp đã về cõi suối làng mây, nào kịp thấy ít nhiều ơn vũ lộ !”. Bây giờ là hội thăng bình, nhưng làm sao xóa nổi cảnh “’cha già, mẹ yếu, vợ góa, con côi ?”… Sống trên một đất nước mà chiến tranh dường như là một thảm họa đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng, những người hy sinh cho tổ quốc hay cho một triều đại đều để lại mất mát và đau thương. Giá trị nội dung của bài Văn rế là phần nào đã giãi bày sự thông cảm sâu xa những mất mát đau thương đó. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm toát lên từ sự thông cảm đáng quý ấy. Văn tế tướng sĩ trận vong viết bằng chữ Nôm theo thể phú độc vận. Cấu trúc bài đúng trật tự của một bài văn tế cổ điển theo thể này. Phần mở đầu luận chung về lẽ sinh, tử. Phần thứ hai nói về công tích của tướng sĩ và sự hy sinh của họ. Phần thứ ba bày tỏ niềm tiếc thương đối với tướng sĩ đã chết. Phần thứ tư hiến dâng lễ vật và tỏ lời hứa bù đắp cho linh hồn người đã mất và cho thân nhân còn sống.
Điều hấp dẫn độc giả các thế hệ không phải là tính mẫu mực của bài văn tế mà là lời văn trau chuốt, lưu loát, đủ khả năng diễn đạt mọi khía cạnh của tình cảm : khi mực thước, lúc trầm hùng, khi nào lòng tưởng nhớ, tiếc thương, lúc đậm đà tình nghĩa trước sau…, khi nào cũng chứa chan tình cảm, khơi gợi vào cõi sâu tâm khảm của con người trước cảnh tử sinh vô lường ! Tiếng Việt văn học ở đây đã đạt đến trình độ điêu luyện. Sự phối hợp khéo ‘ léo và tài-hoa giữa hai thành tố ngôn ngữ thuần Việt và Hán Việt đã tạo nên âm hưởng bi hùng vốn là yêu cầu nghiêm nhặt của một bài văn tế. Nó góp phần rất đáng kể cho văn xuôi tiếng Việt chuyển qua một bước phát triển mới hiện đại hơn. Có người cho rằng : cùng với Văn tế chị của Nguyễn Hữu. Chỉnh, Văn tế Trương Quỳnh Nhị của Phạm Thái, Văn tế tướng sĩ trận vong đã góp phần tạo nên bước ngoặt của sự phát triển nền văn xuôi Việt Nam.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác