Notepad and pen on wooden background: Royalty-free images, photos and  pictures

Giới thiệu tác phẩm Việt Sử Diễn Âm

Notepad and pen on wooden background: Royalty-free images, photos and  pictures

Giới thiệu tác phẩm Việt Sử Diễn Âm

Việt Sử Diễn Âm là tác phẩm diễn ca lịch sử, viết bằng chữ Nôm dưới dạng chép tay, phản ánh lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương dựng nước đến triều nhà Mạc. Tác phẩm được cấu trúc theo sử biên niên, dựa vào bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư để diễn ca lịch sử dân tộc. Đến nay vẫn chưa khẳng định được tác phẩm Việt sử điển ám do ai sáng tác và xuất hiện vào thời điểm nào. Đọc tác phẩm có đoạn : “Nay mừng thấy xa thư hỗn nhất, Nghiệp trung hưng đã ắt nên công, Cải hiệu là Cảnh Lịch xong, Cửu châu bốn biển triều đông làm ngần”, có thể đoán định Việt sử diễn âm ra đời vào thời Mạc, khoảng niên hiệu Cảnh Lịch (1548-1553).

Tác phẩm phản ánh lịch sử bằng hình thức diễn ca lục bát và song thất lục bát, gồm 2.334 câu thơ, trong đó 2.316 câu lục bát, !8 câu song thất lục bát, 46 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm. Hễ dứt một thời đại, hoặc sau các danh nhân lịch sử nổi tiếng, tác giả lại ghi thêm một bài thơ để bình phẩm. Thơ chữ Hán trong Việt sử diễn âm ngoài số bài thơ lấy từ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, tác giả còn sử dụng 39 bài thơ trong Thoát Hiên vịnh sử thi của nhà thơ Đặng Minh Khiêm, người huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, đỗ Tiến sĩ niên hiệu Hồng Đức I8 (1487), từng đi sứ nhà Minh. Phần gần cuối tác phẩm có chép bài văn thể bằng chữ Hán giữa Đại đầu mục nước An Nam là bọn Lê Thụ với viên Tổng binh cua thiên triều là Vương Thông dài 300 chữ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Trần Huy Quang

Như chúng ta biết, vương triều nhà Mạc tồn tại khoảng gần 7 thập kỷ trong lịch sử, trải 5 đời vua, bắt đầu từ Thái Tổ Mạc Đăng Dung tiếp nhận ngôi báu của Cung Hoàng Đế nhà Lê tại Đông Kinh vào năm 1527, kết thúc bằng sự kiện Mạc Mậu Hợp bỏ kinh đô chạy lên phía Bắc vào năm 1592. Thời kỳ nhà Mạc nắm quyền đã thi hành một số chính sách để phát triển thương nghiệp, giảm thuế, mở rộng buôn bán với nước ngoài, phát triển thủ công nghiệp v.v… tạo điều kiện để kinh tế đất nước ổn định, tăng trưởng mọi mặt. Cũng trong gần 70 năm ấy, nhà Mạc đã tổ chức 2 khoa thi Hội, tuyển chọn 284 Tiến sĩ, trong đó có II Trạng nguyên. Thời này đã xuất hiện nhiều danh sĩ có tên tuổi như Nguyễn Thiện, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải… Lâu nay, chúng ta biết về vương triều nhà Mạc là qua các trang viết của các sử thần nhà Lê. Tư liệu lịch sử do chính sử gia thời Mạc viết về vương triều mình thật hiếm. Cho nên, Việt sử điển âm là một tư liệu quý. Viết về lịch sử dân tộc, Việt sử diễn âm đã dành những dòng trang trọng ca ngợi lịch sử đấu tranh bất khuất của quân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ biên cương đất nước. Những trang viết bộc lộ tình cảm tốt đẹp, đề cao các anh hùng lịch sử, từ những nhân vật trong truyền thuyết như Phù Đổng Thiên Vương đến các danh nhân lịch sử như An Dương Vương, Trưng Vương, Ngô Quyền…, thể hiện lòng tự hào dân tộc. Ví như chân dung của Ngô Quyền “Ngô Vương đến Bạch Đằng giang, Sinh cầm Hán tướng là thằng Lưu Cung, Cùng giết Kiểu công trận trung, Từ đấy uy dậy tây đông rần rần”. Tác giả viết Việt sử diễn âm thể hiện một quan điểm viết sử rõ ràng, tôn trọng khách quan, nêu cao tinh thần yêu nước của dân tộc. Tác giả đã dành 370 câu trong số 2.334 câu để ca ngợi công lao của nhà Lê đối với dân tộc, nhất là khi viết về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác giả đã giải thích việc nhà

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn nhà viết kịch Học Phi

Mạc lên ngôi thay thế nhà Lê là thuận với lẽ trời, hợp lòng người. Phần cuối của tác phẩm, tác giả đã khẳng định những đóng góp của vương triều nhà Mạc đối với đất nước trên các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, giúp cho người đời sau hiểu rõ hơn về nhà Mạc trong lịch sử dân tộc : “Lại cấm già hầu các ty, Người ta buôn bán đi về nghênh ngang. Vua lên làm Thái Thượng hoàng, Tại ngoại biên cương đem lại đề phong. Nhường cho con là Thái Tông, đặt hiệu Đại Chính đẹp lòng vạn dân”.

Về nghệ thuật của Việt sử diễn âm nhìn chung là bình dị, thô phác. Tác phẩm còn nhiều câu lục bát ghi sai vần, lạc vần, trùng vần. Có tới 83 trường hợp lục bát gieo vần lưng. Nhiều trường hợp dùng nguyên cả câu chữ Hán. Ngôn ngữ văn bản mang nhiều sắc thái cổ. Nhiều từ xa lạ với hành văn ngày nay (Ví dụ như từ “làm” : làm binh, làm gương, làm hùm, làm đô…).

Hạn chế có tính lịch sử không hề làm giảm giá trị đích thực của Việt sử diễn âm về lịch sử và văn học nước nhà. Lần đầu tiên chúng ta biết đến một tác phẩm diễn ca lịch sử do người thời Mạc biên soạn. Chúng ta đón nhận một cách viết mộc mạc, một quan điểm viết sử, bình phẩm đánh giá nhân vật và triều đại của một tác giả thời Mạc, từ đó chúng ta có thêm thông tin văn học nhìn nhận đúng mức về vương triều này. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top