HÀN MẶC TỬ – CHÀNG THI SĨ TÀI HOA BẠC MỆNH
Hàn Mặc Tử xuất hiện trên thi đàn Việt Nam như một hiện tượng vô cùng đặc biệt.Giai đoạn phong trào Thơ Mới phát triển rực rỡ với những cái tên đã vô cùng nổi tiếng như Xuân Diệu ,Chế Lan Viên ,Huy Cận,Thế Lữ…,thì chàng thi sĩ tài hoa này lại mang đến một phong cách thơ rất riêng ,vô cùng độc và lạ.Thơ ông là một thế giới hư hư ,thực thực ,thế giới liêu trai nhuốm màu kinh thánh.Những câu thơ cất lên cũng đầy u uất ,ám ảnh người đọc như chính cuộc đời nhiều truân chuyên và bất hạnh của ông .


Tiểu sử và sự nghiệp Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí.Quê ông ở làng Mỹ Lệ,Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình.Gia đình ông theo đạo Công giáo và kinh thánh tôn giáo cũng ảnh hưởng không nhỏ tới những sáng tác của ông sau này.
Ngay từ nhỏ ,Hàn Mặc Tử đã bộc lộ khả năng sáng tác thiên phú của mình.Năm 16 tuổi ,ông đã có những sáng tác khá nổi bật .Trong đó bài thơ “Thức khuya” nhận được sự chú ý của giới văn nghệ sĩ.
Bút danh Hàn Mặc Tử còn được hiểu là người con của giấy bút,lấy nghiệp văn chương là lẽ sống của cuộc đời.Bút danh này được ông sử dụng nhiều nhất và cũng gắn liền với những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.Ngoài ra ông còn sử dụng một số bút danh khác thời mới vào nghề như là: Phong Trần ,Lệ Thanh.
Năm 1936,Hàn Mặc Tử,Chế Lan Viên,Quách Tấn,Yến Lan cùng nhau thành lập nên trường phái “Thơ Loạn”.Họ tập hợp những hồn thơ khác biệt với khuynh hướng lãng mạn của phong trào Thơ Mới thời kỳ bấy giờ.Phong cách của trường phái này là đề cao cái tôi cá nhân,thế giới tâm linh huyền ảo ma mị,là những miêu tả siêu thực,liêu trai ,gây ám ảnh cho người đọc.
Giai đoạn này là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của nhà thơ thì cũng chính là lúc ông phát hiện mắc chứng phong kỳ lạ.Tạo hóa như trêu ngươi chàng thi sĩ tài hoa này,suốt mấy năm cuối đời ông phải vật vã với những cơn đau buốt,bệnh tật ăn mòn thể xác,bị người đời xa lánh,kỳ thị.Trại phong Quy Hòa – được mệnh danh là nơi tột cùng của đau khổ nhân gian cũng là nơi nương náu cuối đời của ông.Nơi đây cũng chứng kiến sự ra đời của những bài thơ kiệt xuất nhất,điên loạn nhất của chàng thi sĩ này.
Một số tác phẩm tiêu biểu
+Lệ Thanh thi tập .
+Gái quê(1936).
+Thơ Điên(1938- sau đổi tên là Đau thương) gồm 3 phần:
*Hương thơm.
*Mật đắng.
*Máu cuồng và hồn điên.
+Xuân như ý.
+Thượng thanh khí.
+Chơi giữa mùa trăng.
Hàn Mặc Tử – những vần thơ ám ảnh
Sự nghiệp sáng tác vỏn vẹn trong 10 năm ,thế nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời rất nhiều bài thơ xuất sắc .
–“Bẽn lẽn” tứ thơ giàu sức tưởng tượng ,từng câu từng chữ đều có linh hồn:
“Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”
Chỉ với hai câu thơ thôi nhưng chúng ta cảm giác như toàn bộ khung cảnh đang chuyển động trong thơ. Ánh trăng hay gió đông ,vốn chỉ đơn thuần là những tư liệu trong thi ca ,nay dưới ngòi bút của Hàn Mặc Tử bỗng có hồn đến lạ.Vẻ đẹp vô cùng mực thước ,phóng khoáng và thi vị.
-“Thức khuya” thể hiện cách gieo vần,sử dụng ngôn ngữ vô cùng đột phá, độc đáo của chàng thi sĩ họ Hàn.Nhà thơ đã mang đến cho thi đàn thời bấy giờ một làn gió mới .Làn gió của sự tự do ,không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc,lề lối cứng nhắc nào trong sáng tác.Khó có ai có thể miêu tả được tứ thơ đẹp và độc đáo đến thế ngoài Hàn Mặc Tử.
“Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.”
-Đến với bài thơ “Mùa xuân chín” một trong những sáng tác được đánh giá hay nhất và dễ đọc nhất của Hàn Mặc Tử.Trong bài thơ ấy có những câu thơ mà đến bây giờ người ta vẫn sử dụng hàng ngày trong đời sống:
“Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.”
Hai câu thơ nhưng đã nói lên tất cả những tâm tư ,nỗi lòng của nhà thơ.Những cô thôn nữ trong trẻo ngây thơ hôm nay rồi lớn lên sẽ phải đi lấy chồng như một lẽ đương nhiên của cuộc sống.Cuộc chơi hay những phút giây hồn nhiên ,tự do như vậy sẽ nhanh chóng trôi đi nhường chỗ cho gia đình,cho những ràng buộc về trách nhiệm .Rồi “chị ấy” sẽ theo chồng bỏ cuộc chơi.Lời thơ mang một chút thở dài ,tiếc nuối .Dù biết đó là quy luật của cuộc sống thế nhưng nhà thơ cũng muốn níu kéo lại chút gì đó.
-“Đây thôn Vĩ Dạ” – sáng tác được đánh giá hay nhất ,thành công nhất trong sự nghiệp của Hàn Mặc Tử.Chúng ta đều biết , nhà thơ có rất nhiều mối tình với nhiều người con gái .Thế nhưng ,mối tình để lại nhiều đau thương, ám ảnh nhất trong cuộc đời của ông có lẽ là với một người con gái Huế tên là Hoàng Cúc.Giai đoạn đau khổ nhất cuộc đời,tận cùng của những đau đớn thì lá thư của bà Hoàng Cúc như một nguồn sáng chiếu rọi lên sự sống héo hắt từng ngày của Hàn Mặc Tử:
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Cảnh tượng hiện ra ma mị như một bộ phim đầy ám ảnh. Ở nơi đó,nơi sương khói mờ nhân ảnh ấy ,có một người nghệ sĩ tài hoa nhưng số phận đầy bi kịch đang từng ngày vật lộn điên cuồng với những cơn đau.Liệu với tình cảnh bây giờ, ông có thể đặt niềmtin rằng vẫn có một chút tình yêu của ai đó dành cho bản thân mình không? Biết là rất khó nhưng vẫn hy vọng,vẫn chờ đợi. Để rồi đau khổ nhận ra những sự thật cay đắng.
Dù cứng rắn ,mạnh mẽ đến thế nào đi nữa ,cuối cùng chàng thanh niên ấy cũng phải khuất phục,đầu hàng trước số phận.Trong bài thơ “Những giọt lệ” ông đã viết như thế này:
“Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?”
Lúc này đây ông đã nhắc tới cái chết ,cái chết như được ông dự đoán từ trước.Phải chăng đã đau đớn , khổ sở quá rồi nên đã đến lúc con người ta muốn tìm cách giải thoát.Giải thoát cho mình và cả cho đời.Bao giờ đây? Bao giờ số phận mới hết trêu ngươi người nghệ sĩ đáng thương ấy.Thật sự rất đau lòng,một chút ánh sáng cuối đường hầm cũng bị dập tắt,khi người nghệ sĩ ấy cứ mãi vấn vương chữ tình nơi nhân gian:
“Người đi ,một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.”
Hàn Mặc Tử ,một cuộc đời ngắn ngủi đã khép lại.Nhưng cuộc đời ấy xứng đáng được chúng ta ngợi ca , chúc tụng. Ông là ngôi sao sáng nhất giữa muôn vàn vì sao trên bầu trời như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận xét : “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.
Những bài thơ nổi bật của Hàn Mặc Tử
Mùa xuân chín
Đây thôn Vĩ Dạ
Những giọt lệ
Đà Lạt trăng mờ
Trăng vàng trăng ngọc
Em sắp lấy chồng
Những chùm thơ hay của Hàn Mặc Tử
Chùm thơ về trăng hay & nổi tiếng nhất của Hàn Mặc Tử
2 Bài thơ thuận nghịch độc (lục chuyển hồi văn) của Hàn Mặc Tử
Những bài thơ tình buồn bã nhất của thi nhân Hàn
Chùm thơ về mùa xuân, ngày tết hay nhất của Hàn Mặc Tử
Những bài thơ hay & nổi tiếng nhất của “nhà thơ điên” Hàn Mặc Tử
Những bài thơ hay nhất trong tập “đau thương” của Hàn Mặc Tử
Chùm thơ buồn đêm khuya hay và tâm trạng của Hàn Mặc Tử
Tuyển tập các bài thơ hay của Hàn Mặc Tử
Ái Khanh Hỡi
Đêm Khuya Ở Nhà Quê
Đêm Khuya Tự Tình Với Sông Hương
Đón Gió
Ý Trinh
Ăn Tết
Bức Thư Xanh
Biết Anh
Canh Khuya Cảm Tác
Cô Bích Ngọc Trả Lời
Cảnh Phan Thiết Trong Ngày Tuần Du
Chạy Theo Hạnh Phúc
Chưa Biết Yêu
Em Đau
Em Sắp Lấy Chồng
Gái Lấy Chồng Già
Gởi Cho Người Không Quen Biết
Ghẹo Cô Bán Chè Bông Cỏ
Hình Ảnh Xưa
Hỏi Thăm Cô Bích Ngọc
Hồn Lìa Khỏi Xác
Hồn Qua Đêm
Kén Chồng
Khách Qua Đường Và Cô Bán Trầu
Khóm Vi Lau
Lượng Vàng
Lưu Luyến (I)
Mùa Thương
Một Cõi Quên
Này Đây Lời Ngọc Song Song
Nắng Vàng
Ngày Tết Xa Nhà
Ngày Xuân Đi Chơi Đề Thơ Ở Chùa
Ngoạn Cảnh Chùa (I)
Ngoạn Cảnh Chùa (II)
Nhàn
Nhạc Bay
Nước Mây
Phút Mơ Màng
Phong Hoa Tuyết Nguyệt
Rụng Rồi
Say Máu Ngà
Sống Khổ Và Phấn Đấu
Sớm Mồng Một Tết Đi Xe Lửa Ra Huế
Siêu Thoát
Tởn Làm Thơ Đường Luật
Tự Thuật
Tự Trào
Thương
Trên Bờ
Trên Cầu Tràng Tiền
Trên Dòng Tiêu Kim Thuỷ
Tương Tư
Vẩn Vơ…
Vớt Hồn
Xuân Như Ý
Đau thương (thơ điên, 1937) Hàn Mặc Tử
Phần 1: Hương thơm
Đà Lạt Trăng Mờ
Tối Tân Hôn
Huyền Ảo
Mùa Xuân Chín
Thi Sĩ Chàm
Mơ Hoa
Sáng Trăng
Say Nắng
Thời Gian
Bắt Chước
Cao Hứng
Chuỗi Cười
Đây Thôn Vĩ Dạ
Ghen
Lưu Luyến (II)
Trăng Vàng Trăng Ngọc
Phần 2: Mật đắng
Những Giọt Lệ
Cuối Thu
Thao Thức
Hãy Nhập Hồn Em
Khói Hương Tan
Đôi Ta
Sầu Vạn Cổ
Muôn Năm Sầu Thảm
Dấu Tích
Gửi Anh
Phần 3: Máu cuồng & hồn điên
Trường Tương Tư
Hồn Là Ai
Biển Hồn Ta
Sáng Láng
Ngủ Với Trăng
Say Trăng
Rượt Trăng
Trăng Tự Tử
Chơi Trên Trăng
Một Miệng Trăng
Rướm Máu
Trút Linh Hồn
Ước Ao
Cô Liêu
Người Ngọc
Cô Gái Đồng Trinh
Ngoài Vũ Trụ
Đôi hồn
Đàn Ngọc
Đánh Lừa
Lòng Anh
Thầm Lặng
Thắm Thiết
Cẩm châu duyên
Nỗi Buồn Vô Duyên
Tiêu Sầu
Duyên Kỳ Ngộ
Quần Tiên Hội
Gái quê (1936)
Đời Phiêu Lãng
Âm Thầm
Bẽn Lẽn
Duyên Muộn
Em Lấy Chồng
Gái Quê
Hái Dâu
Lòng Quê
Mất Duyên
Một Đêm Nói Chuyện Với Gái Quê
Mơ
Nắng Tươi
Nụ Cười
Nhớ Chăng
Nhớ Nhung
Quả Dưa
Sượng Sùng
Tình Quê
Tình Thu
Tôi Không Muốn Gặp
Tiếng Vang
Trái Mùa
Uống Trăng
Lệ Thanh thi tập
Đàn Nguyệt
Đêm Trăng
Đi Thuyền
Bán Túi Thơ
Bán Túi Thơ (Tự Hoạ)
Bút Thần Khai
Buồn Thu
Bước Giang Hồ
Ca Dao
Cảm Tác
Cửa Sổ Đêm Khuya
Chùa Ông Núi Phù Cát
Chùa Hoang
Chuyến Đò Ngang
Chơi Thuyền Gặp Mưa
Gái Ở Chùa
Giang Hồ Nhớ Mẹ
Hồn Cúc
Khuê Phụ Thán
Núi Vọng Phu
Ngâm Vịnh (I)
Ngâm Vịnh (II)
Ngâm Vịnh (III)
Nhớ Trường Xuyên
Sầu Xuân
Thanh Nhàn
Thức Khuya (Đêm Không Ngủ)
Thuật Hoài
Trả Lời Người Rao Bán Thơ
Trả Lời Người Rao Bán Thơ (Tự Hoạ)
Trồng Hoa Cúc
Tuồng Đời
Vô Đề
Vịnh Hoa Cúc
Vịnh Lầu Ông Hoàng
Vội Vàng Chi Lắm
Xuân Hứng
Thượng thanh khí
Vầng Trăng
Ưng Trăng
Tình Hoa
Mơ Duyên
Cưới Xuân, Cưới Vợ
Buồn Ở Đây
Sao, Vàng Sao (Đừng Cho Lòng Bay Xa)
Nói Tiên Tri
Trường Thọ
Nhạc
Hương
Tài Hoa
Xuân như ý
Ra Đời (I)
Say Thơ
Đêm Xuân Cầu Nguyện
Nguồn Thơm
Điềm Lạ
Xuân Đầu Tiên
Ta Nhớ Mình Xa (Một Nửa Trăng)
Nhớ Thương
Say Chết Đêm Nay
Lang Thang
Anh Điên
Em Điên
Bến Hàn Giang
Ave Maria
Phan Thiết! Phan Thiết!
Hãy Đón Hồn Anh
Chơi giữa mùa trăng (1941)
Chơi Giữa Mùa Trăng
Mùa Thu Đã Tới
Kêu Gọi
Quan Niệm Thơ
Khao Khát
Tình
Thơ
Ra Đời (II)
Linh Hồn Thanh Khiết
Chiêm Bao Với Sự Thực