Dàn ý bài nghệ thuật chính luận của Nguyễn Trãi:
– Đối tượng, mục đích của văn bản chính luận này:
- Đối tượng: là giặc Minh, là nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân đất nước Đại Việt. . .
- Mục đích: Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Nghệ thuật kết cấu: Nguyễn Trãi đã kết cấu văn bản này một cách sáng tạo theo kết cấu chung của thể cáo, gồm bốn đoạn rất chặt chẽ.
- Cách lập luận tài tình: Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở để lập luận. Tiên để đó được soi sáng vào thực tiễn, giúp tác giả nhận rõ đâu là phi nghĩa để tố cáo, lên án, đâu là chính nghĩa để khẳng định, ngợi ca.
- Sự gắn bó chặt chẽ lí lẽ với thực tiễn.
- Bút pháp nghệ thuật: Bình Ngô Đại Cáo có sự kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca.
– Như vậy, từ kết cấu đến cách lập luận, đến bút pháp nghệ thuật, tất cả đều thể hiện Bình Ngô Đại Cáo là một áng văn chính luận xuất sắc.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Trên phương diện văn chương, Nguyễn Trãi được coi là một trong các tác gia xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời trung đại. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, thể loại nào cũng có những sáng tác xuất sắc. Không chỉ là nhà thơ trữ tình sâu sắc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn chính luận kiệt xuất. Ông để lại khối lượng khá lớn văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, chiếu biểu viết dưới triều Lê…) nhưng chỉ cần Bình Ngô Đại Cáo cũng đủ để minh chứng cho nghệ thuật chính luận tài tình của ông.
Có thể nói, Bình Ngô Đại Cáo đạt tới trình độ mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ và lập luận sắc bén.
Đối tượng của văn bản chính luận này không chỉ là giặc Minh với những tội ác tày trời chúng đã gieo cho nhân dân, đất nước mà còn là nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân đất nước Đại Việt. Bình Ngô Đại Cáo là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đó cũng chính là mục đích mà Nguyễn Trãi hướng tới.
Nghệ thuật chính luận của bài cáo còn được thể hiện ở nghệ thuật kết cấu. Nguyễn Trãi đã kết cấu văn bản này một cách sáng tạo theo kết cấu chung của thể cáo. Bình Ngô Đại Cáo có kết cấu bốn đoạn rất chặt chẽ. Đoạn thứ nhất, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung Bình Ngô Đại Cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa, Nguyễn Trãi trình bày hai nội dung chính là tư tưởng nhân nghĩa:
Từng nghe:
Việc nhân. nghĩa cốt ở yên dân,
Quán điếu phạt trước lo trừ bạo.
và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyển của nước Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…
Sang đến đoạn thứ hai, bằng mười hai cặp tứ lục, tác giả đã hoàn thiện bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh. Bản cáo trạng được trình bày theo một trình tự logic. Ban đầu, Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu xâm lược:
Vừa rồi: :
Nhân họ Hồ chính sự phiên hò,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quán cuông Minh đã thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Tiếp đó, tác giả lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi…
Đoạn văn thứ ba là đoạn văn dài nhất của bài cáo, có ý nghĩa như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tương ứng với hai giai đoạn của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ hình tượng chủ tướng Lê Lợi và bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa. Và cuối cùng, ở đoạn văn thứ tư, nhà văn đã kết thúc bài cáo bằng lời tuyên bố nên độc lập lại và rút ra bài học lịch sử:
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiên khôn bï rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nên thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
Sự điêu luyện của nghệ thuật chính luận Nguyễn Trãi không chỉ được thể hiện trong kết cấu chặt chẽ mà còn được thể hiện ở cách lập luận tài tình của nhà văn. Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở để lập luận. Tiền để đó được soi sáng vào thực tiễn, giúp tác giả nhận rõ đâu là phi nghĩa để tố cáo, lên án, đâu là chính nghĩa để khẳng định, ngợi ca. Trên cơ sở tiền để và thực tiễn, kết luận được rút ra.
- Đọc thêm các bài văn phân tích Bình Ngô Đại Cáo
Nghệ thuật chính luận còn được thể hiện qua sự gắn bó chặt chẽ lí lẽ với thực tiễn. Như khi luận giải về chân lí khách quan tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt, tác giả đã được đưa ra những cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử trên mọi phương diện cương vực lãnh thổ, phong tục, tập quán, văn hiến, lịch sử riêng, chế độ riêng:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. –
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Một phương diện khác làm nên sự tài tình trong nghệ thuật chính luận của Nguyễn Trãi là bút pháp. Bình Ngô Đại Cáo có sự kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca. Nhà văn không độc tôn một bút pháp nào mà luôn hài hoà chúng trong lời văn của mình. Ở đoạn thứ ba, khi phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, khắc họa hình tượng Lê Lợi chủ yếu trên phương diện tâm lí, Nguyễn Trãi đã kết hợp bút pháp trữ tình với bút pháp tự sự:
Trông người người cùng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối…
Khi dựng lại bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu, tất cả đều đậm chất anh hùng ca:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trộn, tan tác chim muông.
Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ…
Như vậy, từ kết cấu đến cách lập luận, đến bút pháp nghệ thuật, tất cả đều thể hiện Bình Ngô Đại Cáo là một áng văn chính luận xuất sắc.
Với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi xứng đáng là cây bút chính luận lỗi lạc của văn học trung đại Việt Nam.
- Tham khảo các bài phân tích về Nguyễn Trãi