Tiểu sử nhà thơ Trần Tuấn Khải
Nhà thơ Trần Tuấn Khải, sinh ngày 4.11.1895, mất ngày 7.3.1983. Quê gốc: làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Các bút danh khác : Á Nam, Đông Minh, Đông A Thị, Tiêu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ. Ông sinh trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước. Ông chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục.
Tác phẩm của nhà thơ Trần Tuấn Khải
Ông từng cộng tác với nhiều báo, tạp chí : Khai hóa, Vệ nông, Đông Tây tuần báo, Đuốc nhà Nam, Phút nữ thời đàm, Văn học tạp chí, Tiểu thuyết nguyệt san, Hữu thanh tạp chí… Năm 1954, ông vào Nam, tiếp tục làm báo, dịch thuật, làm viên chức thư viện, đồng thời tham gia phong trào đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Từ năm 1966 đến 1967, ông là Chủ tịch danh dự của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc. Từ 1975 đến 1983, ông là cố vấn Hội văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Ông mất tại TP Hồ Chí Minh. (còn có tên chữ Hán là Kim sính lụy, thơ – 1921), Duyên nợ phù sinh II (thơ – 1922), Bút quan hoài l và Bút quan hoài II (thơ – 1921), Với sơn hà I (thơ – 1936), Với sơn hà II (thơ – 1949), Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải (tuyển thơ văn – 1984) ; Gương bể dân ï (tiểu thuyết – 1922), Hồn hoa¿ (tiểu thuyết – 1925), Thiên thai lão hiệp (truyện dài, khoảng 1935 – 1936) và dịch một số tác phẩm của Trung Quốc, Thủy hử (1925), Hồng lâu mộng (1925), Đông Chu liệt quốc (1934).
Dẫu Trần Tuấn Khải có viết văn xuôi, nhưng đặt trong những thành tựu của văn xuôi đương thời, văn xuôi Trần Tuấn Khải lu mờ, không có gì nổi trội. Thơ ca mới là phần chính, mà cũng là phần ghi nhận những thành công và đóng góp của Trần Tuấn Khải với văn học dân tộc. Thơ Trần Tuấn Khải thường đề cập tới những quan hệ tình cảm, đạo đức và nếp sống truyền thống
tốt đẹp của dân tộc như tình làng, nghĩa nước, nghĩa đồng bào, đạo vợ chồng, tình cha con, lòng nhân ái, thủy chung… thông qua đề tài về lịch sử hay sinh hoạt thế sự… Nhưng dù viết về đề tài gì thì bao trùm lên tất cả, thấm đượm trong tất cả vẫn là lòng yêu nước, thể hiện ở nỗi đau mất nước và lòng mong mỏi da diết về nên độc lập của dân tộc. Chính vì thế, thơ Trần Tuấn Khải đã có được sự đồng vọng, cộng hưởng trong đông đảo công chúng yêu nước đương thời. Nhiều bài thơ của ông : Tiễn chân anh Khóa, Mong anh Khóa,Gửi thu cho anh Khóa, Gánh nước đêm từng được yêu thích và truyền bá rộng rãi trong những năm 20 của thế ký XX.Thơ Trần Tuấn Khải rất phong phú về hình thức biểu hiện. Hình thức chủ yếu vẫn là thơ Đường luật. Nhưng phần thành công đặc biệt lại là những tác . phẩm sử dụng sáng tạo các thể thơ dân tộc : lục bát, song thất lục bát, đặc biệt các điệu hát ví, xẩm,… “Những bài hát của Trần Tuấn Khải tuyệt hay, về loại này, Nguyễn Khắc Hiếu cũng phải thua ông” (Vũ Ngọc Phan). Thơ Trần Tuấn Khải mộc mạc, chân chất, tiết tấu, nhịp điệu gắn bó với điệu hồn dân tộc, ngôn ngữ giản dị, giàu chất sống, gần gũi với ngôn ngữ của quần chúng và có sức truyền cảm. Tuy chưa có những đổi mới thực sự, nhưng cùng với Tản Đà, cùng thế hệ, thơ Trần Tuấn Khải đã tạo được bước quá độ, là cầu nối giữa thơ ca cổ và thơ hiện đại Việt Nam. Từ khi chuyển vào Nam, Trần Tuấn Khải vẫn tiếp tục hoạt động văn học nhưng ông viết không nhiều. Cho đến những bài thơ cuối đời : Mừng xuân Ất Mão,. Mừng anh Khóa trở về…, ông vẫn tỏ ra gắn bó thiết tha với non sông, đất nước.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác