Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Trọng Quản

Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trọng Quản

(1865 – 1911)

Nhà văn Nguyễn Trọng Quản, sinh năm 1865, mất năm 1911. Quê gốc: tỉnh Bà Rịa. Ông là học trò và là con rể của Trương Vĩnh Ký. Thời niên thiếu học ở Lycée d’ Alger (Bắc Phi), sau khi tốt nghiệp về nước dạy học, làm giáo viên rồi Giám đốc trường sơ học Nam Kỳ (Collège d’ Adran) ở Sài Gòn tử khoảng năm 1890 đến khi mất. Ngoài dạy học, Nguyễn Trọng Quản còn viết văn. Ông cũng có năng khiếu hội họa, hiện còn tìm thấy hình minh họa của ông cho cuốn Phan Yên ngoại sử, Tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản, Sài Gòn – 1910. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn Thầy Lazaro Phiền (in lần đầu, Sài Gòn 1887). Ở bìa hai sách này có quảng cáo hai tác phẩm đang in tại nhà in Rey et Curiol là Truyện bốn anh tài Chà và cùng truyện tâm pháo chẳng nên đọc và Kim vọng phụ truyện. Cũng chưa rõ có phải là sáng tác của ông hay không. Hiện cũng chưa tìm thấy hai cuốn này trong các thư viện và các tập thư mục còn lại. Tác phẩm Thầy Lazarô Phiền (In lần đầu tại Sài Gòn 1887) chỉ mới phát hiện từ đầu những năm 70 với khoảng 45 trang in bình thường (khổ 13 x 19) được xác định khi thì là tiểu thuyết (xem Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, H, 1996) khi thì là truyện ngắn (xem 100 truyện ngắn hay Việt Nam, NXB Hội nhà văn, H,1998). Các nhà nghiên cứu để cập trước tiên đến tác  phẩm của Nguyễn Trọng Quản là Bùi  Đức Tịnh (Những bước đầu của báo  chí, tiểu thuyết và Thơ mới 1865- 1932, Sài Gòn 1975), Bằng Giang (Văn học quốc ngữ Nam Kỳ 1865 – 1930, TP. Hồ Chí Minh 1992). Nguyễn Văn Trung (Truyện ngắn đầu tiên theo lối phương Tây – truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản 1887, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 1989, bản in rônêô, lưu hành nội bộ). Tại thư viện Viện thông tin Khoa học xã hội Hà Nội, ấn phẩm này còn được lưu giữ, từ 1987 đến nay, tập một đã được giới thiệu, trích in trên một số sách báo, tạp chí trong và ngoài nước. Bản in đầy đủ nhất kèm lời giới thiệu, lời tựa của tác giả, lần đầu được đưa vào tập sách truyện ngắn hay Việt Nam (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1998).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lan Khai

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trọng Quản

Về tên tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản, đa số các nhà nghiên cứu đều gọi thống nhất là Truyện thầy Lazarô Phiền. Nhưng theo ý kiến của ông Bằng Giang thì cần lưu ý cách trình bày bìa sách hồi mới dùng chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ, “Tên thể loại “truyện” được đưa lên đầu trang bìa”. Như vậy, tên tác phẩm chính xác là Thầy Lazarô Phiền. Cách hiểu này hợp lý hơn khi xác định tên tác phẩm.

Đề hiểu rõ hơn tác phẩm có tính cách văn chương của nước ta, viết bằng chữ quốc ngữ sớm sủa nhất, cần đọc và hiểu tư tưởng nghệ thuật của tác giả qua Lời tựa cho cuốn Thầy Lazarô Phiền – “Cao nhơn tất hữu cao nhơn trị, Học chí như ngu thể vị hiển” (chú thích của tác giả – người giỏi ắt có người giỏi hơn lấn át được, học đến như để tỏ ra không biết gì nữa thì mới gọi là người hiển). Ấy là lời đấng hiển nhơn ta đã nói thuở xưa. Bởi vậy, lấy đó làm gốc, cùng xem lại tài trí tôi là như tro bụi, khi sánh với nhiều kẻ đời ta, thì tôi chẳng có ý làm sách này cho đặng khoe tài hay là khoe trí. Tôi một có ý dụng lấy tiếng thường mọi người hằng nói, mà làm ra một truyện, hầu cho kẻ sau coi, mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay, trước là làm cho trẻ con ham vui mà tập đọc, sau là làm cho các dân các xứ biết rằng : người An Nam sánh trí, sánh tài thì cũng chẳng thua ai. Đã biết rằng : Xưa nay dân ta chẳng thiếu chỉ thơ, ›ăn, phú, truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đứng ấy thuộc về đời xưa, chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó, tôi mới dám bày đặt một truyện đời này, là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người sẽ lấy lòng vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Thu

Vậy nếu truyện tôi in ra đây, làm cho đẹp lòng mọi người đặng, thì tôi lấy làm có phước lắm, mà ai có thấy sự gì chẳng đẹp ý ai, thì tôi xin cho tôi biết mà thú tội, cùng sửa mình lại, thì tôi sẽ cám ơn vô cùng” (ở dưới Lời tựa ghi Khánh Hội, tháng 12, năm 1886). Thầy Lazurô Phiền đã được A Chéòn trích dịch gần hết ra tiếng Pháp, có chú giải về từ ngữ (Xuất bản tại Hà Nội 1905) và sau đó 1934, bản dịch toàn bộ của Nguyễn Trọng Đắc ra tiếng Pháp (Nguyễn Trọng Đắc là con trai Nguyễn Trọng Quản).

Bằng sự ra đời của Thầy Lazarô Phiền, văn chương và đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam viết bằng quốc ngữ đã được khởi thảo, cùng với báo: chí và xuất bản, một phương tiện truyền thông, truyền bá mới, mà xã hội tạo đà cho văn chương (trong đó có tiểu thuyết) phát triển. Bằng tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam viết bằng quốc ngữ được tính từ thập niên 90 của TK XIX (trước đây các nhà nghiên cứu vẫn chỉ giới hạn lịch sử tiểu thuyết Việt Nam hiện. Đại tính từ: Quả dưa đỏ  của Nguyễn Trọng Thuật, được Giải thưởng của Hội khai trí tiến đức 1925 và Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, 1925).

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top