Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy (hay nhất) -  Đại Học Đông Đô Hà Nội

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn

Phân tích hình ảnh người bà trong bài Đò Lèn của Nguyễn Duy để cảm nhận được những tình cảm chân thành của tác giả với người bà của mình qua những kí ức tuổi thơ bên bà.

Đề bài: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèncủa Nguyễn Duy

Hướng dẫn phân tích hình ảnh người bà trong bài Đò Lèn

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy (hay nhất) -  Đại Học Đông Đô Hà Nội

1. Phân tích đề

– Yêu cầu của đề bài: phân tích hình ảnh người bà trong bài Đò lèn.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nói về người bà trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy.

– Phương pháp lập luận chính : phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Người bà hiện lên là một người hết mực yêu thương cháu và một tấm lòng thiện lương

Luận điểm 2: Người bà hiện lên với sự tần tảo, đức hi sinh lớn lao

Luận điểm 3: Hình ảnh người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng.

3. Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người bà trong bài Đò Lèn

Xem thêm: Sơ đồ tư duy Đò Lèn

4. Lập dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn

a) Mở bài

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Duy là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.

+ Bài thơ Đò Lèn được sáng tác vào tháng 9 – 1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.

– Dẫn dắt, giới thiệu hình ảnh người bà: Bài thơ đã tái hiện hình ảnh người bà nghèo khổ, tần tảo, đôn hậu… qua những vần thơ bình dị có một sức ám ảnh và cuốn hút kì lạ.

b) Thân bài

Luận điểm 1: Người bà hiện lên là một người hết mực yêu thương cháu và một tấm lòng thiện lương

– Bà cháu luôn đi cùng nhau:

+ Bà cho cháu “níu váy” đi chợ Bình Lâm

+ Bà cùng cháu đi lễ, đi chùa… -> hướng cháu đến cái thiện

– Những trò chơi của người cháu luôn gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của người bà, của nơi đền chùa: hương trầm, huệ trắng,…

+ câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

+ ăn trộm nhãn chùa Trần

+ chân đất đi đêm xem hội…

=> Tuổi thơ của tác giả luôn gắn bó, gần gũi bên bà.

Luận điểm 2: Người bà hiện lên với sự tần tảo, đức hi sinh lớn lao:

– Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, người bà đã làm rất nhiều công việc cơ cực khác nhau:

+ Sáng mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại

+ Tối đến bà lại đi Quán Cháo, Đồng Giao

+ Đi bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội

+ Những năm đói phải ăn “củ dong riềng luộc sượng”

+ Bà gánh cả phần trách nhiệm của người bố, người mẹ để chăm sóc cho đứa cháu.

-> Người bà lam lũ, cơ cực, chịu nhiều vất vả

=> Trong mắt người cháu, sự hiền hậu, nhân hậu, vất vả, hi sinh của người bà giống chẳng khác nào tiên phật, thánh thần.

Luận điểm 3: Hình ảnh người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng

– Dù bom đạn có phá tan nhà cửa, chùa chiền, bà vẫn không hề lùi bước trước những mất mát ấy.

– Bà kiên cường đối mặt với cuộc sống mưu sinh khó khăn, hiểm nguy và kiếm sống bằng những nghề khác nhau.

c) Kết bài

– Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn: Hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn là đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng, không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống yên bình cho người cháu.

Bài văn chọn lọc hay nhất phân tích hình ảnh người bà trong Đò Lèn

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn. | Nghị luận văn học THPT

Nguyễn Duy đã rất thành công trong việc miêu tả thành công nhân vật người bà trong tác phẩm, đó là hình tượng thành công trong sự nghiệp văn học của ông. Hình ảnh đó đã trở thành một hình mẫu văn học đẹp trong văn học.

Có thể thấy trong nền văn học Việt Nam, hình tượng người bà khá là phổ biến và nó là một hình mẫu đẹp trong nền văn học, tất cả những hình ảnh đó đang dần trở thành một đề tài mà mỗi nhà thơ đều khai thác và đi sâu vào nghiên cứu rộng, chính vì vậy, muốn phát triển thêm cho hình tượng của mình, mỗi tác giả phải có cái nhìn riêng, những trải nghiệm, những khám phá đặc sắc về nhân vật đó. Trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy ông đã tận dụng tối đa chất liệu từ chính cuộc đời với người bà của mình.

Đọc thêm  Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lor-ca

Hình ảnh người bà tần tảo luôn làm mọi điều để cho cháu được sống cuộc sống đầy đủ nhất, hình ảnh người bà trong tác phẩm này thể hiện một mẫu hình lý tưởng, đó là một mẫu hình đẹp trong con mắt của tác giả, một người bà luôn hy sinh, chịu sự vất vả khó khăn, bươn trải kiếm sống:

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Bà cực khổ, kiếm sống hàng ngày, đi bán hàng để lấy tiền kiếm sống, đi mò cua xúc tép, đi bán chè ở xanh Ba Trại, rồi đi bán cháo trong đêm lạnh giá, tất cả những hình ảnh đó đã thể hiện sự hy sinh, luôn hết mình vì cuộc sống của hai bà cháu, tần tảo sớm hôm để kiếm sống, hết mình vì cháu. Những hình ảnh trên thật xúc động, nó gợi nhớ cho tác giả, một hình ảnh người bà, với sự tần tảo sớm hôm, luôn hết mình vì cuộc sống, sự vất vả đó được thể hiện ngay trong câu cảm thán: “tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”. Dường như tác giả đang choáng ngợp trước sự vất vả, sự hy sinh của người bà. Tuổi thơ tác giả là đứa trẻ vô tư, không lo nghĩ gì đến sự vất vả, sự hy sinh của người bà, chính vì thế, khi lớn lên, tác giả đang dần choáng ngợp trước sự vất vả đó, đã biết thương bà nhiều hơn, luôn lo lắng, quan tâm đến bà, hình ảnh đó đã thể hiện sự hy sinh, sự thầm hiểu sâu sắc nỗi khổ đau mà bà đang gặp phải.

Bà không phải làm một nghề mà làm rất nhiều nghề để kiếm sống, lo cho cuộc sống của cháu, chính vì thế nỗi khổ đau dường như lại tăng lên gấp nhiều lần hơn. Giờ đây người cháu đã thấu hiểu nỗi khổ của người bà, biết thương bà nhiều hơn, biết quan tâm và yêu thương, trân trọng trước hình ảnh của người bà, những tình cảm đó thật chân thành, da diết và yêu thương biết bao.

Hình ảnh của người bà, đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam, những người luôn biết hy sinh, tần tảo cho gia đình. Luôn hết mình vì con cháu, chính vì thế đây là hình mẫu cho những người phụ nữ đẹp. Trong tác phẩm tác giả đã kể lại những quãng thời gian đã sống bên bà, cùng bà đi chợ, lên chùa, ăn trộm nhãn… Rất nhiều hình ảnh được tác giả hình dung lại, qua đó nó nổi lên hình tượng người phụ nữ Việt Nam. Và đặc biệt trong tác phẩm này đó là hình ảnh người bà tần tảo, luôn hết mình vì cháu.

Sự hy sinh đó chỉ muốn cho cháu có cuộc sống tốt hơn. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh người bà, một người luôn hết mình vì cháu. Đây có lẽ là một hình tượng được xây dựng thành công trong tác phẩm của Nguyễn Duy, nó tăng lên khả năng hấp dẫn bởi những hình ảnh gợi hình, đầy xúc động.

Trong tác phẩm, ngoài miêu tả hình ảnh người bà qua những chi tiết tần tảo, tác giả còn miêu tả công việc, miêu tả hành động, và hơn nữa đến khi cuối đời, tác giả nuối tiếc về quãng thời gian đã đi qua, bà giờ cũng không còn nữa, chỉ còn là nấm mồ thôi.

Tác giả đã thổi hồn mình vào trong từng con chữ để làm tăng lên giá trị biểu đạt cho cả tác phẩm, hình tượng người bà là một hình mẫu đẹp, làm tăng lên giá trị biểu đạt trong tác phẩm, đó là hình ảnh đẹp, mang hình mẫu lý tưởng trong tác phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết nội dung soạn bài Đò Lèn (Nguyễn Duy)

Một số bài văn hay khác phân tích hình ảnh người bà trong bài Đò Lèn

Phân tích hình ảnh người bà trong Đò Lèn bài số 1:

Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích người bà trong bài thơ Đò lèn - Download.vn

Tình cảm gia đình luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, vì chỉ có gia đình mới là người bên ta dù cho khó khăn hay sung sướng mà thôi. Có biết bao nhiêu thứ tình cảm đi qua đời một con người như tình bạn, tình yêu, tình bằng hữu… nhưng duy nhất chỉ có tình cảm gia đình là bền vững nhất. Trong tình cảm lớn ấy chúng ta không chỉ biết đến công cha nghĩa mẹ mà còn biết đến sự yêu thương chăm sóc của bà. Người bà đã biết bao nhiêu lần trở thành đề tài văn học tiêu biểu trong những bài thơ bài văn nói về bà ấy có thể nhắc đến hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy. Qua tác phẩm này ta thấy những vẻ đẹp của người bà hiện lên một cách rõ ràng và nó tiêu biểu cho hình tượng những người bà trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đọc thêm  Văn mẫu lớp 12: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc Sơ đồ tư duy 16 bức tranh tứ bình Việt Bắc

Trước hết người bà còn hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu thương cháu hết mực. Bà tham gia những lễ đền lễ chùa chính vì thế mà tác giả Nguyễn Du ngay từ bé đã quen với những nơi như chùa Trần, Phật Tổ:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

hay đó chính là tín ngưỡng tôn đạo Phật mà nhân dân ta. Qua những vần thơ kể về tuổi thơ của Nguyễn Duy ta thấy được hình ảnh người bà ấy có cái tâm thật tĩnh và hướng thiện. Vì chỉ có hướng thiện thì bà mới hay đi chùa như thế. Và cũng chính vì hay đi chùa cho nên Nguyễn Duy mới có những trò chơi gắn liền với hình ảnh chùa chiền đến vậy. Lớn lên bên bà nên Nguyễn Duy cũng sớm quen cái mùi hương trầm. Đó là những hương thơm tạo nên không khí thiêng liêng kính cẩn của chùa phật.

Không những thế người bà ấy còn là một người rất thương yêu cháu mình, bà đi đâu thì nhà thơ cũng theo tới đó:

“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Nhà thơ không chỉ quen với hương trầm huệ trắng mà còn quen cả những bóng cô đồng lảo đảo hát chầu văn. Và hình ảnh rất đồi giản dị mà gợi lên tất cả những gì của đơn sơ nghèo mà đời sống tâm hồn thì phong phú đó là hình ảnh tác giả đi chân đất đi chợ đền Sòng với bà.

Hình tượng người bà còn hiện lên thật hay qua những công việc của bà. Đó chính là sự khổ cực và đức hi sinh cao cả của bà trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Bà chọn cho mình công việc cả ngày cả đêm. Đó không chỉ là một công việc mà đó là rất nhiều công việc. Qua những công việc đó ta thấy được sự cơ cực của người bà. Sáng ra bà mò cua xúc tép, rồi đi gánh chè xanh Ba Trại. Tối đến bà lại đi Quán Cháo, Đồng Giao. Đó chính là những nét đẹp hi sinh vất vả đẹp đẽ của bà:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực

giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần

cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”

Và chính vì thế mà trong mắt nhà thơ bà hiện lên không khác gì với những thánh thần kia cả. Bà đẹp cái vẻ đẹp hiền hậu, nhân hậu, lương thiện và giàu đức hi sinh giống như những ông Phật Tổ kia ban phước cho đời thì bà chính là người ban phước mang niềm hạnh phúc đến cho cuộc đời của cháu.

Hình tượng người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng:

“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Dù cho biết bao nhiêu bom đạn rơi xuống, nhà của bà mất, đời sống tâm linh của bà cũng bay tuốt nhưng bà vẫn không lùi bước. Bà vẫn kiên cường chống lại thứ vũ khí hủy diệt kia bằng cách sống theo một nghề khác. Cuộc sống nghèo khổ và đau thương không làm cho bà mệt mỏi và ngã quỵ mà còn khiến cho bà kiên cường hơn. Bà đi bán trứng để tiếp tục cuộc sống của mình. Và đến khi mất đi rồi bà vẫn còn ở tâm trí người cháu Nguyễn Duy cậu bé hồn nhiên hồi nào.

Có thể nói hình tượng người bà trong bài thơ này đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ anh hùng Việt Nam. Những người mẹ đó tuy đã già nhưng vẫn rất kiên cường chống lại bom đạn và sự tàn ác của kẻ thù. Bà không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống cho cháu, để những người cháu ấy lớn lên và cầm vững tay súng để bảo vệ chủ quyền cho đất nước cũng như để giữ yên nấm cỏ khô kia khỏi bom đạn chiến tranh.

Đọc thêm  Suy nghĩ về câu nói: nghị luân Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời

>>> Đọc thêm: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa

Phân tích hình ảnh người bà trong Đò Lèn bài số 2:

Nếu trong thơ của Bằng Việt hình ảnh người bà được gắn với hình ảnh bếp lửa thì trong thơ Nguyễn Duy hình ảnh người bà lại gắn với những vất vả, cơ cực của cuộc sống hàng ngày. Hình ảnh ấy đã gợi nhắc cho chúng ta nhớ về mối tình cảm thiêng liêng đó chính là tình bà cháu.

“Đò Lèn” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1983 trong một lần nhà thơ trở về quê hương, sống với những kí ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Hình ảnh người bà hiện lên là một người yêu thương cháu tha thiết. Ngay từ thuở nhỏ, nhà thơ đã níu váy bà đi chợ và đi đến những nơi chùa chiền để cầu mong những điều tốt đẹp. Người bà luôn giữ cho mình cái tâm hướng thiện. Chẳng vậy mà tác giả ngay từ nhỏ đã rất quen thuộc với việc:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Nhờ có bà mà người cháu không chỉ biết đền Cây Thị, đền Sòng, biết mùi huệ trắng, khói trầm mà còn biết cả điệu hát văn của cô đồng. Đó là những kí ức về tuổi thơ tuy gian khó, thiếu thốn về mặt vật chất nhưng đời sống tinh thần thì khá phong phú.

Hình ảnh người bà còn hiện lên qua những công việc vất vả như “bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan”, đi “gánh chè ở Ba Trại”, “bán trứng ở ga Lèn”,… Người bà ấy như gánh thêm cả phần trách nhiệm của cha mẹ đứa cháu, gánh bao nỗi cơ cực, đắng cay trên đôi vai đã yếu dần đi theo thời gian. Tác giả vì mải chơi, vô lo vô nghĩ nên không biết bà cơ cực thế, bà đã hi sinh rất nhiều cho cậu vậy mà cậu lại trả ơn bà bằng sự vô tâm. Người bà thật giống với tiên, Phật, thánh, thần bởi tình yêu thương bao la, sự nhân hậu, hiền từ đối với người cháu nhỏ.

Không chỉ vậy, bà còn là một người phụ nữ kiên cường, anh hùng biết nhường nào:

“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Những năm chiến tranh, bom Mĩ dội xuống nước ta rất khốc liệt, nó đã làm bay căn nhà của bà, bay cả đền, chùa, cả thánh với Phật, đời sống tinh thần, tâm linh của bà cũng bị bay theo bom đạn của Mĩ. Vậy mà bằng sức mạnh của mình, bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn. Mất mát, sự phá hủy của cuộc chiến tranh phi nghĩa không làm bà chùn bước mà ngược lại, nó tiếp thêm cho bà sức mạnh để bà kiên cường đấu tranh với chính cuộc sống nghèo khó này. Bà đi bán trứng để tiếp tục cuộc sống mưu sinh nhưng cũng là để chăm sóc, lo cho từng bữa ăn của người cháu.

Và đến cuối bài thơ, người bà hiện lên trong sự tiếc nuối ngậm ngùi của tác giả. Khi tác giả biết thương bà, nhận ra được sự vất vả của bà thì đã quá muộn, vì lúc đó “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Còn gì đau xót hơn như thế khi chúng ta không biết yêu thương, trân trọng, hiểu ra nỗi cơ cực của bà để đến khi bà đã xa về một thế giới khác.

Một số đề văn khác thường gặp:

  • Phân tích bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
  • Hệ thống kiến thức cơ bản bài Đò Lèn

Trên đây là một số bài văn phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn hay nhất được chọn lọc từ kho tài liệu Văn mẫu lớp 12 do Vanmau.com tổng hợp và biên soạn. Chúc các em có một bài văn hay cho riêng mình !

Scroll to Top